Bài 5 trang 12 sgk hình học lớp 10
Cho tam giác \(ABC\) cạnh \(a\). Tính độ dài của các vectơ \(\overrightarrow{AB}+ \overrightarrow{BC}\) và \(\overrightarrow{AB}- \overrightarrow{BC}\)
Giải
Ta có \(\overrightarrow{AB}+ \overrightarrow{BC}= \overrightarrow{AC}\)
\(\left | \overrightarrow{AB}+\overrightarrow{BC} \right | = \left | \overrightarrow{AC} \right |= a\)
Ta có: \(\overrightarrow{AB} - \overrightarrow{BC} = \overrightarrow{AB} +\overrightarrow{CB}\).
Trên tia \(CB\), ta dựng \(\overrightarrow{BE} = \overrightarrow{CB}\)
\( \Rightarrow \overrightarrow{AB} - \overrightarrow{BC} = \overrightarrow{AB} +\overrightarrow{BE}= \overrightarrow{AE}\)
Tam giác \(EAC\) vuông tại \(A\) (vì có đường trung tuyến \(AB\) bằng nửa cạnh \(CE\)) có : \(AC = a, CE = 2a\) , suy ra \(AE = \sqrt {C{E^2} - A{C^2}} = \sqrt {4{a^2} - {a^2}} = a\sqrt 3 \)
Vậy \(\left | \overrightarrow{AB } -\overrightarrow{BC}\right | = \left | \overrightarrow{AE} \right | = a\sqrt3\)
Bài 6 trang 12 sgk hình học lớp 10
Cho hình bình hành \(ABCD\) có tâm \(O\). Chứng minh rằng:
a) \(\overrightarrow{CO} - \overrightarrow{OB} = \overrightarrow{BA}\);
b) \(\overrightarrow{AB} - \overrightarrow{BC} = \overrightarrow{DB}\);
c) \(\overrightarrow{DA} -\overrightarrow{DB} = \overrightarrow{OD} - \overrightarrow{OC}\);
d) \(\overrightarrow{DA} - \overrightarrow{DB} + \overrightarrow{DC} = \overrightarrow{0}\).
Giải
a) Ta có, theo quy tắc ba điểm của phép trừ:
\(\overrightarrow{BA} = \overrightarrow{OA}- \overrightarrow{OB}\) (1)
Mặt khác, \(\overrightarrow{OA} = \overrightarrow{CO}\) (2)
Từ (1) và (2) suy ra:
\(\overrightarrow{BA}= \overrightarrow{CO} - \overrightarrow{OB}\).
b) Ta có : \(\overrightarrow{DB}= \overrightarrow{AB} - \overrightarrow{AD}\) (1)
\(\overrightarrow{AD} = \overrightarrow{BC}\) (2)
Từ (1) và (2) cho ta:
\(\overrightarrow{DB} = \overrightarrow{AB}- \overrightarrow{BC}\).
c) Ta có :
\(\overrightarrow{DA} - \overrightarrow{DB} = \overrightarrow{BA}\) (1)
\(\overrightarrow{OD} - \overrightarrow{OC} = \overrightarrow{CD}\) (2)
\(\overrightarrow{BA} = \overrightarrow{CD}\) (3)
Từ (1), (2), (3) suy ra
\(\overrightarrow{DA} -\overrightarrow{DB} = \overrightarrow{OD} - \overrightarrow{OC}\) đpcm.
d) \(\overrightarrow{DA} - \overrightarrow{DB} + \overrightarrow{DC} = (\overrightarrow{DA} - \overrightarrow{DB}) + \overrightarrow{DC}\)
\(= \overrightarrow{BA}+\overrightarrow{DC} = \overrightarrow{BA}+ \overrightarrow{AB}= \overrightarrow{0}\) ( vì \(\overrightarrow{DC}= \overrightarrow{AB}) \).
Bài 7 trang 12 sgk hình học lớp 10
Cho \(\overrightarrow{a}\), \(\overrightarrow{b}\) là hai vectơ khác\(\overrightarrow{0}\). Khi nào có đẳng thức
a) \(\left | \overrightarrow{a}+\overrightarrow{b} \right | = \left | \overrightarrow{a} \right |\) + \(\left | \overrightarrow{b} \right |\);
b) \(\left | \overrightarrow{a}+\overrightarrow{b} \right |= \left | \overrightarrow{a}-\overrightarrow{b} \right |\).
Giải
a) Ta có \(\left | \overrightarrow{a}+\overrightarrow{b} \right | = \left | \overrightarrow{a} \right |\) + \(\left | \overrightarrow{b} \right |\)
Nếu coi hình bình hành \(ABCD\) có \(\overrightarrow{AB} = \overrightarrow{DC}= \overrightarrow{a}\) và \(\overrightarrow{AD}= \overrightarrow{BC}= \overrightarrow{b}\) thì \(\left | \overrightarrow{a}+\overrightarrow{b} \right |\) là độ dài đường chéo \(AC\) và \(\left | \overrightarrow{a} \right |= AB\); \(\left | \overrightarrow{b} \right |= BC\).
Ta lại có: \(AC = AB + BC\)
Đẳng thức xảy ra khi điểm \(B\) nằm giữa hai điểm \(A, C\).
Vậy \(\left | \overrightarrow{a}+\overrightarrow{b} \right | = \left | \overrightarrow{a} \right |+ \left | \overrightarrow{b} \right |\) khi hai vectơ \(\overrightarrow{a}\), \(\overrightarrow{b}\) cùng hướng.
b) Tương tự, \(\left | \overrightarrow{a}+\overrightarrow{b} \right |\) là độ dài đường chéo \(AC\)
\(\left | \overrightarrow{a}-\overrightarrow{b} \right |\) là độ dài đường chéo \(BD\)
\(\left | \overrightarrow{a}+\overrightarrow{b} \right | =\left | \overrightarrow{a}-\overrightarrow{b} \right |\) \(\Rightarrow AC = BD\).
Hình bình hành \(ABCD\) có hai đường chéo bằng nhau nên nó là hình chữ nhật, ta có \(AD \perp AB\) hay \(\overrightarrow{a}\perp\overrightarrow{b}\).
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 12 bài 2 Tổng và hiệu của hai vectơ Sách giáo khoa (SGK) Hình học 10. Câu 8:So sánh độ dài, phương và hướng của hai vectơ ...
Giải bài tập trang 17 bài 3 Tích của vectơ với một số Sách giáo khoa (SGK) Hình học 10. Câu 1: Cho hình bình hành \(ABCD\). Chứng mỉnh rằng...
Giải bài tập trang 17 bài 3 Tích của vectơ với một số Sách giáo khoa (SGK) Hình học 10. Câu 5: Chứng minh rằng...
Giải bài tập trang 26 bài 4 hệ trục tọa độ Sách giáo khoa (SGK) Hình học 10. Câu 1: Hãy vẽ trục và biểu diễn các điểm đã cho trên trục...