Câu 11 trang 95 SGK Hình học 10
Phương trình nào sau đây là phương trình đường tròn?
A. \(x^2+ 2y^2– 4x – 8y + 1 = 0\)
B. \(4x^2+ y^2– 10x – 6y -2 = 0\)
C. \(x^2+ y^2– 2x – 8y + 20 = 0\)
D. \(x^2+ y^2– 4x + 6y - 12 = 0\)
Trả lời:
Để phương trình có dạng : \(x^2+ y^2– 2ax – 2by + c = 0\) là phương trình của một đường tròn thì điều kiện : \( a^2+b^2-c > 0\)
_ Phương trình \(x^2+ y^2– 2x – 8y + 20 = 0\) không phải là phương trình của một đường tròn vì:
\( a^2+b^2-c = 1 + 16 – 20 = -3 < 0\)
_ Phương trình \(4x^2+ y^2– 10x – 6y -2 = 0\) và \(x^2+ 2y^2– 4x – 8y + 1 = 0\) không thuộc dạng :
\(x^2+ y^2– 2ax – 2by + c = 0\) nên không phải là phương trình của đường tròn.
_ Phương trình \(x^2+ y^2– 4x + 6y - 12 = 0\) là phương trình đường tròn \( a^2+b^2-c = 4 + 9 + 12 = 25 > 0\).
Vậy chọn D.
Câu 12 trang 95 SGK Hình học 10
Cho đường tròn (C): \(x^2+ y^2+ 2x + 4y – 20 = 0\)
Tìm mệnh đề sai trong các mệnh đề sau:
A. (C) có tâm \(I(1; 2)\)
B. (C) có bán kính \(R = 5\)
C. (C) đi qua điểm \(M(2; 2)\)
D. (C) không đi qua \(A(1; 1)\)
Trả lời:
Ta có đường tròng \((C) )\): \(x^2+ y^2+ 2x + 4y – 20 = 0\)
Có tâm \(I(-1; -2)\) và bán kính \(R = 5\)
_ Thay \(M(2; 2)\) vào phương trình ta có: \(4 + 4 + 4 + 8 – 20 = 0\) nên \(M ∈ (C)\)
_ Thay \(A(1; 1)\) vào phương trình , ta có: \(1 + 1 + 2 + 4 – 20 ≠ 0\) nên \(A ∉ (C)\)
_ Mệnh đề sai: \((C)\) có tâm \(I (1; 2)\)
Vậy chọn A.
Câu 13 trang 95 SGK Hình học 10
Phương trình tiếp tuyến tại điểm \(M(3; 4)\) với đường tròn \((C): x^2+y^2– 2x – 4y – 3 = 0\)
A.\( x + y – 7 = 0\)
B.\( x + y + 7 = 0\)
C.\( x – y – 7 = 0\)
D. \(x + y – 3 = 0\)
Trả lời:
Đường tròn \((C): x^2+y^2– 2x – 4y – 3 = 0\) có tâm \(I(1;2)\) và bán kính \(R = \sqrt8\). Tiếp tuyến với \(C\) tại \(M(3; 4)\) là đường thẳng đi qua M và nhận \(\overrightarrow {IM} = (2,2)\) làm vecto pháp tuyến.
Phương trình tiếp tuyến là:
\((x – 3)2 + (y – 4)2 = 0 ⇔ x + y – 7 = 0\)
Vậy chọn A.
Câu 14 trang 96 SGK Hình học 10
Cho đường tròn (C) : \(x^2+ y^2– 4x – 2y = 0\) và đường thẳng \(Δ: x + 2y + 1 = 0\)
Trong các mệnh đề sau, tìm mệnh đề đúng:
A. \(Δ\) đi qua tâm \((C)\)
B. \(Δ\) cắt \((C)\) tại hai điểm
C. \(Δ\) tiếp xúc \((C)\)
D. \(Δ\) không có điểm chung với \((C)\)
Trả lời:
Đường tròn \((C):x^2+ y^2– 4x – 2y = 0\) có tâm \(I(2; 1)\) và bán kính \(R = \sqrt5\)
Khoảng cách từ tâm \(I\) đến đường thẳng \(Δ: x + 2y + 1 = 0\) là:
\(d(I, Δ) = \sqrt5\) . Do đó \(Δ\) tiếp xúc với \((C)\)
Vậy C đúng.
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 96 bài ôn tập chương III - Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng Sách giáo khoa (SGK) Hình học 10. Câu 15: Đường tròn...
Giải bài tập trang 96, 97 bài ôn tập chương III - Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng Sách giáo khoa (SGK) Hình học 10. Câu 19: Đường tròn đi qua ba điểm...
Giải bài tập trang 97 bài ôn tập chương III - Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng Sách giáo khoa (SGK) Hình học 10. Câu 23: Trong các mệnh đề sau, tìm mệnh đề đúng...
Giải bài tập trang 98 bài ôn tập chương III - Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng Sách giáo khoa (SGK) Hình học 10. Câu 27: Cho đường tròn...