Nội dung chính:
Văn bản đưa ra những thông tin về các ngành nghệ thuật truyền thống ở Việt Nam với các đặc điểm và biểu hiện cụ thể, từ đó khái quát được cả đời sống tinh thần, “tâm tính nhân dân” của người Việt thể hiện trong các công trình nghệ thuật.
TRƯỚC KHI ĐỌC:
1. Bạn đã biết gì về nghệ thuật truyền thống của người Việt? Hãy nêu cảm nhận về một phương diện nào đó trong gia sản tinh thần vô giá này mà bạn hứng thú.
2. Trong xu thế giao lưu quốc tế mở rộng hôm nay, bạn nghĩ như thế nào về sự tồn tại của những giá trị vốn được truyền lại từ bao đời?
Lời giải:
1.
- Việt Nam có rất nhiều ngành nghệ thuật truyền thống, được các nghệ nhân tạo ra từ ngày xưa và có những ngành vẫn giữ được đến ngày hôm nay. Nghệ thuật truyền thống của người Việt vừa được kế thừa và tiếp nối qua các triều điạ lịch sử, vừa mở rộng giá trị trên các loại hình: văn học, kiến trúc, điêu khắc, mỹ thuật, sân khấu, âm nhạc đến các loại hình thủ công nghiệp.
- Một trong những loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống của người Việt là múa rối nước. Ngày nay, loại hình này vẫn thường diễn trên sân khâu trong những dịp lễ, hội, ở những di tích lịch sử, văn học hay đình làng. Nghệ nhân điều khiển những con rối để diễn trò trên mặt nước, tạo thành một câu chuyện sống động.
2.
Trong xu thế giao lưu quốc tế mở rộng hôm nay, sự tồn tại của những giá trị vốn được truyền lại từ bao đời là tiếng gọi của cội nguồn, là cột chống để gìn giữ những giá trị thuộc về hồn cốt của dân tộc, nơi lưu giữ những dấu ấn về đời sống tinh thần của người Việt qua thời gian, đồng thời là niềm tự hào của người Việt đối với bè bạn quốc tế.
TRONG KHI ĐỌC:
Câu 1 (trang 78, SGK Ngữ văn 10, tập 2) Thông tin chính được nêu ở câu chủ đề của đoạn văn là gì?
Lời giải:
Thông tin chính được nêu ở câu chủ đề của đoạn văn là thông tin về giá trị nghệ thuật truyền thống ở Việt Nam.
Câu 2 (trang 78, SGK Ngữ văn 10, tập 2) Chú ý những cứ liệu được sử dụng để đưa ra nhận định về khiếu thẩm mĩ của người Việt.
Lời giải:
Những cứ liệu được sử dụng để đưa ra nhận định về khiếu thẩm mĩ của người Việt là câu nói của linh mục Ca-đi-e-rơ và những chi tiết về việc biến những đồ vật thông thường thành những đồ trang trí đẹp của người Việt.
Câu 3 (trang 79, SGK Ngữ văn 10, tập 2) Những yếu tố nào đã ảnh hưởng đến nghệ thuật Việt?
Lời giải:
Những yếu tố đã ảnh hưởng đến nghệ thuật Việt là yếu tố tôn giáo, thuyết tam giáo: đạo Phật, đạo Lão và Nho giáo.
Câu 4 (trang 79, SGK Ngữ văn 10, tập 2) Điều gì đã ảnh hưởng đến việc bảo tồn các di sản nghệ thuật Việt?
Lời giải:
Điều đã ảnh hưởng đến việc bảo tồn các di sản nghệ thuật Việt Nam là vấn đề gìn giữ các vật liệu, chất liệu tạo nên những di sản đó.
Câu 5 (trang 80, SGK Ngữ văn 10, tập 2) Theo bạn, thiên hướng sáng tạo nổi bật của nghệ thuật Việt là gì?
Lời giải:
Thiên hướng sáng tạo nổi bật của nghệ thuật Việt chủ yếu là cái tinh thần, người nghệ sĩ làm toát lên cái tinh thần vô hình trong các tác phẩm của mình.
Câu 6 (trang 80, SGK Ngữ văn 10, tập 2) Kiến trúc Việt có những đặc trưng gi? Đặc trưng đó được thể hiện cụ thể như thế nào?
Lời giải:
- Đặc trưng của kiến trúc Việt là có hình khối và thể nằm ngang, có tính đều đặn và đối xứng.
- Đặc trưng của kiến trúc Việt được biểu hiện cụ thể qua kiến trúc đền chùa:
+ Kiến trúc đền chùa có không gian rộng nhằm phục vụ nhu cầu thờ cúng, tổ chức lễ hội của nhân dân.
+ Các sân và tòa nhà trước điện thờ nối tiếp nhau được xây dựng thấp, tạo bóng râm và mang cảm giác thiêng liêng.
+ Vật liệu, chất liệu xây dựng tạo cảm giác cổ kính nhưng vẫn chắc chắn để tránh bị hỏng hóc do mưa bão, thiên tai.
Câu 7 (trang 81, SGK Ngữ văn 10, tập 2) Nền điêu khắc Việt Nam có những điểm gì đáng chú ý?
Lời giải:
Những điểm đáng chú ý trong nền điêu khắc Việt Nam là nghệ thuật điêu khắc gỗ với những pho tượng đẹp như các tượng nhà sư ở Pháp Vũ – Hà Đông, ở Thạch Lâm – Thanh Hóa hay một số tác phẩm nghệ thuật gỗ ở chùa Keo – Thái Bình, chùa Bút Tháp – Bắc Ninh,…
SAU KHI ĐỌC:
Câu 1: Qua đọc văn bản và những thông tin được cung cấp ở phần giới thiệu tác phẩm, bạn hiểu như thế nào về mục đích viết của tác giả? Câu hay đoạn nào trong văn bản giúp bạn nhận rõ điều này?
Lời giải:
- Tác giả viết bài này để cung cấp thông tin về một số ngành nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, đồng thời khai thác “tâm tính nhân dân”, tinh thần của người Việt được thể hiện trong các công trình nghệ thuật như thế nào.
- Câu văn giúp tôi nhận rõ điều này: “Ở Việt Nam, nghệ thuật hơn ở những lĩnh vực khác, là biểu hiện sâu sắc nhất của tâm tính nhân dân”, “Đối với họ, người luôn luôn thực hiện công trình của mình trong một không khí siêu phàm, thì tinh thần là tất cả”.
Câu 2: Vẽ sơ đồ tóm tắt các thông tin chính của văn bản.
Lời giải:
Câu 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của những yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận được sử dụng trong văn bản.
Lời giải:
- Tác giả sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm qua việc tái hiện hình ảnh những công trình kiến trúc, đặc điểm của đồ nữ trang, tượng điêu khắc và bày tỏ thái độ trước những thành tựu nghệ thuật… Việc sử dụng yếu tố miêu tả giúp người đọc hình dung cụ thể về những công trình nghệ thuật với đặc điểm riêng biệt của nó.
- Tác giả sử dụng yếu tố nghị luận qua việc đưa ra các dẫn chứng đi kèm với lí lẽ để chứng minh cho các hiện tượng.
Câu 4: Việc đưa thông tin về từng đối tượng cụ thể trong văn bản có điểm gì đáng chú ý? Nêu điều bạn có thể rút ra về cách triển khai thông tin trong văn bản thông tin.
Lời giải:
- Việc đưa thông tin về từng đối tượng trong văn bản giúp cho bài viết logic, sinh động hấp dẫn, các vấn đề về nghệ thuật truyền thống của người Việt Nam được thể hiện sáng rõ.
Câu 5: Hãy nêu và phân tích một nhận xét mà bạn tâm đắc nhất trong văn bản. Vì sao bạn tâm đắc với nhận xét đó?
Lời giải:
* Nhận xét tâm đắc: Tâm tính nhân dân biểu hiện trong nghệ thuật
- Khiếu thẩm mĩ thiên về tinh tế
+ Các ngôi chùa nhỏ bé, những căn nhà thấp và tối của họ đều được trang trí với những màu sắc tươi tắn
+ Trong nhà, gỗ các cây cột được kiên trì đánh bóng, lóng lánh trong màu sắc tự nhiên
+ Nhưng vật bày chơi nhỏ tinh tế và quý giá tô điểm cho các bàn hay được cất cẩn thận trong rương, hòm
- Nghệ thuật mang tính chất tôn giáo
+ Phản ánh tín ngưỡng nhiều vẻ của dân tộc
+ Thúc đẩy sự sáng tạo nghệ thuật của người Việt Nam
- Thiên hướng biểu hiện tinh thần của mọi vật
Câu 6: Đối chiếu những thông tin được học giả Nguyễn Văn Huyên trình bày trong văn bản với một tác phẩm mĩ thuật hay một công trình kiến trúc của Việt Nam mà bạn biết, từ đó, rút ra nhận xét về sự bảo lưu hay đổi mới những đặc điểm và tinh thần truyền thống ở tác phẩm hay công trình ấy.
Lời giải:
Đền Nghè ở Hải Phòng có kiến trúc theo kiểu chữ Đinh, nhà chính điện nối thẳng với nhà bái đường ở phía trước. Đền bảo lưu đặc trưng hình khối và thể nằm ngang, tính đều đặn và đối xứng của kiến trúc đền chùa Việt Nam mà học giả Nguyễn Văn Huyên giới thiệu. Các tòa trong đền cũng được sắp xếp nối tiếp nhau, các tòa chỉ có một tầng, hành lang nối các tòa và xung quanh luôn có bóng cây xanh, gợi không khí tôn giáo nhà Phật. Tuy trải qua năm tháng, đền đã được trùng tu bằng những vật liệu hiện đại hơn, các thiết kế không còn giống ngôi đền của nửa thế kỷ trước, song những dấu ấn truyền thống về kiến trúc và tinh thần tôn giáo vẫn được bảo lưu trọn vẹn.
* Kết nối đọc – viết
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) tóm tắt những thông tin mà bạn cho là thú vị sau khi đọc văn bản Nghệ thuật truyền thống của người Việt.
Đoạn văn tham khảo:
Nghệ thuật Việt Nam biểu hiện sâu sắc tâm tính nhân dân. Khiếu thẩm mĩ của người Việt thiên về sự tinh tế, sáng tạo nghệ thuật của người Việt thiên về biểu hiện tinh thần, mà phải là những tinh thần trong sáng. Trong các công trình, người Việt luôn tìm cách làm toát ra cái tinh thần vô hình của mọi vật. Nghệ thuật Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của tôn giáo, tín ngưỡng. Tiêu biểu nhất của nghệ thuật Việt Nam là kiến trúc, từ kiến trúc nhà ở đến kiến trúc đình chùa, mồ mả đều thể hiện đặc trưng hình khối và thể nằm ngang, đối xứng và đều đặn. Thành công nhất của nghệ thuật Việt lại là điêu khắc gỗ, thể hiện trong các công trình nhà chùa. Nghệ thuật Việt Nam đã có từ ngày xưa, chứng tỏ một nền văn minh rất cổ của người Việt.
Giaibaitap.me