Trang chủ
Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
3.7 trên 9 phiếu

Giải bài tập Toán 10

ÔN TẬP CUỐI NĂM HÌNH HỌC

Giải bài tập trang 99 bài ôn tập cuối năm Sách giáo khoa (SGK) Hình học 10. Câu 5: Chứng minh rẳng trong mọi tam giác ABC ta đều có...

Câu 5 trang 99 SGK Hình học 10

Chứng minh rẳng trong mọi tam giác ABC ta đều có:

a) \(a = b \cos C + c \cos B\)

b) \(\sin A = \sin B.\sin C + \sin C.\cos B\)

c) \(h_a= 2R.\sin B\sin C\)

Trả lời:

 

a) Trong tam giác \(ABC\), theo định lí cosin ta có:

\(\left\{ \matrix{
\cos C = {{{a^2} + {b^2} - {c^2}} \over {2ab}} \hfill \cr
\cos B = {{{a^2} + {c^2} - {b^2}} \over {2ac}} \hfill \cr} \right.\) 

Ta có:

\(\eqalign{
& b\cos C + c\cos B = b({{{a^2} + {b^2} - {c^2}} \over {2ab}}) + c({{{a^2} + {c^2} - {b^2}} \over {2ac}}) \cr
& = {{2{a^2} + {b^2} - {c^2} + {c^2} - {b^2}} \over {2a}} \cr} \)

Vậy \(a = b \cos C + c \cos B\)

b) Trong tam giác \(ABC\) , theo định lí sin:

\(\eqalign{
& {a \over {\sin A}} = {b \over {{\mathop{\rm sinB}\nolimits} }} = {c \over {\sin C}} = 2R \cr
& \Rightarrow \sin A = {a \over {2R}},\sin B = {b \over {2R}},\sin C = {c \over {2R}} \cr} \)

 Ta có: 

\(\eqalign{
& \sin B\cos C + \sin C\cos B \cr
& = {b \over {2R}}.{{{a^2} + {b^2} - {c^2}} \over {2ab}} + {c \over {2R}}.{{{a^2} + {c^2} - {b^2}} \over {2ac}} \cr
& = {a \over {2R}} = \sin A \cr} \)

c) Ta lại có: \(a.{h_a} = 2S \Rightarrow {h_a} = {{2S} \over a}\)

mà \(S = {{abc} \over {4R}} \Rightarrow {h_a} = {{2bc} \over {4R}} = {{bc} \over {2R}}(2)\)

Thế \(b = 2RsinB, c = 2Rsin C\) vào (2) ta được:

\({h_a} = {{2R{\mathop{\rm sinB}\nolimits} .2RsinC} \over {2R}} \Rightarrow {h_a} = 2R\sin B\sin C\)

 


Câu 6 trang 99 SGK Hình học 10

Cho các điểm \(A(2; 3); B(9; 4); M(5; y); P(x; 2)\)

a) Tìm \(y\) để tam giác \(AMB\) vuông tại \(M\)

b) Tìm \(x\) để ba điểm \(A, P\) và \(B \)thẳng hàng

Trả lời:

a) Ta có: 

\(\left\{ \matrix{
\overrightarrow {MA} = ( - 3;3 - y) \hfill \cr
\overrightarrow {MB} = (4;4 - y) \hfill \cr} \right.\)

Tam giác \(AMB\) vuông tại \(M\) nên \(\overrightarrow {MA}  \bot \overrightarrow {MB} \)

Suy ra: 

\(\eqalign{
& - 3.4{\rm{ }} + \left( {3-y} \right)\left( {4-y} \right) = 0 \cr
& \Leftrightarrow {y^2} - 7y = 0 \Leftrightarrow \left[ \matrix{
y = 0 \hfill \cr
y = 7 \hfill \cr} \right. \cr} \)

b) Ta có: 

\(\left\{ \matrix{
\overrightarrow {AP} = (x - 2, - 1) \hfill \cr
\overrightarrow {AB} = (7,1) \hfill \cr} \right.\)

Để ba điểm \(A, P\) và \(B\) thẳng hàng thì  \(\overrightarrow {AP}  = k\overrightarrow {AB} \)

\( \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
x - 2 = 7k \hfill \cr
- 1 = k \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
x = - 5 \hfill \cr
k = - 1 \hfill \cr} \right. \Rightarrow x = - 5\)

 


Câu 7 trang 99 SGK Hình học 10

Cho tam giác \(ABC\) với \(H\) là trực tâm. Biết phương trình của đường thẳng \(AB, BH\) và \(AH\) lần lượt là: \(4x + y – 12 = 0, 5x – 4y – 15 = 0\) và \(2x + 2y – 9 = 0\)

Hãy viết phương trình hai đường thẳng chứa hai cạnh còn lại và đường cao thứ ba.

Trả lời:

Tọa độ đỉnh \(A\) là nghiệm của hệ: 

\(\left\{ \matrix{
4x + y - 12 = 0 \hfill \cr
2x + 2y - 9 = 0 \hfill \cr} \right. \Rightarrow A({5 \over 2},2)\)

Đường thẳng \(BH : 5x – 4y – 15 = 0\) có vecto chỉ phương \(\overrightarrow u  = (4,5)\)

Cạnh \(AC\) vuông góc với \(BH\) nên nhận vecto u làm một vecto pháp tuyến, \(AC\) đi qua \(A({5 \over 2},2)\) và có vecto pháp tuyến \(\overrightarrow u  = (4,5)\) nên có phương trình là:

 \(4.(x - {5 \over 2}) + 5(y - 2) = 0 \Leftrightarrow 4x + 5y - 20 = 0\)

Tương tự, tọa độ đỉnh \(B\) là nghiệm của hệ: 

\(\left\{ \matrix{
4x + y - 12 = 0 \hfill \cr
6x - 4y - 15 = 0 \hfill \cr} \right. \Rightarrow B(3,0)\)

\(AH: 2x + 2y – 9 = 0\) có vecto chỉ phương \(\overrightarrow v  = ( - 2,2) = 2( - 1,1)\)

\(BC\) vuông góc với \(AH\) nên nhận vecto \(\overrightarrow {v'}  = ( - 1,1)\) làm vecto pháp tuyến, phương trình \(BC\) là:

\( - 1(x - 3) + (y - 0) = 0 \Leftrightarrow x - y - 3 = 0\)

Tọa độ \(H\) là nghiệm của hệ phương trình:

\(\left\{ \matrix{
5x - 4y - 15 = 0 \hfill \cr
2x + 2y - 9 = 0 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow H({{11} \over 3},{5 \over 6})\)

Đường cao \(CH\) đi qua \(H\) và vuông góc với \(AB\)

Hoàn toàn tương tự, ta viết được phương trình của \(CH\):

\(CH: 3x – 12y – 1= 0\)

 


Câu 8 trang 99 SGK Hình học 10

Lập phương trình đường tròn có tâm nằm trên đường thẳng

\(Δ :4x + 3y – 2 = 0\) và tiếp xúc với đường thẳng

\(d_1: x + y – 4 = 0\) và \(d_2: 7x – y + 4 = 0\)

Trả lời:

Ta biết đường tròn tiếp xúc với hai cạnh của một góc tù thì có tâm nằm trên đường phân giác của góc đó.

Tâm \(I\) của đường tròn cần tìm là giao điểm của \(Δ\) với các đường phân giác của các góc đo do hai đường thẳng \(d_1\) và \(d_2\) tạo thành.

Phương trình hai đường thẳng phân giác của các góc do \(d_1\) và \(d_2\) tạo thành là:

   \({{x + y + 4} \over {\sqrt {{1^2} + {1^2}} }} =  \pm {{7x - y + 4} \over {\sqrt {{7^2} + {1^2}} }}\)                                                        

Rút gọn, ta được phương trình hai phân giác:

\(p_1: x – 3y – 8 = 0\)

\(p_2: 3x + y + 8 = 0\)

Tâm \(I \) của đường tròn có tọa độ là nghiệm của hệ:

\((I)\left\{ \matrix{
x - 3y - 8 = 0 \hfill \cr
4x + 3y - 2 = 0 \hfill \cr} \right.;(II)\left\{ \matrix{
3x + y + 8 = 0 \hfill \cr
4x + 3y - 2 = 0 \hfill \cr} \right.\)

Hệ (I) cho ta nghiệm là \(I_1(2; -2)\)

Hệ (II) cho ta nghiệm là \(I_2(-4; 6)\)

Bán kính \(R\) là khoảng cách từ \(I\) đến một cạnh, tức là đến đường thẳng \(d_1\) (hoặc \(d_2\)) nên:

_ Với tâm \(I_1 (2; -2)\) \( \Rightarrow {R_1} = {{|2 - 2 + 4|} \over {\sqrt 2 }} = 2\sqrt 2 \)       

Và được đường tròn \((C_1): (x – 2)^2+ (y + 2)^2= 8\)

_ Với tâm \(I_2(-4; 6)\)  \( \Rightarrow {R_2} = {{| - 4 + 6 + 4|} \over {\sqrt 2 }} = 3\sqrt 2 \)      

Và được đường tròn \((C_2): (x + 4)^2+ (y – 6)^2= 18\)

 


Câu 9 trang 99 SGK Hình học 10

Cho elip \((E)\) có phương trình: \({{{x^2}} \over {100}} + {{{y^2}} \over {36}} = 1\)

a) Hãy xác định tọa độ các đỉnh, các tiêu điểm của elip \((E)\) và vẽ elip đó

b) Qua  tiêu điểm của elip dựng đường thẳng song song với \(Oy\) và cắt elip tại hai điểm \(M\) và \(N\). Tính độ dài đoạn thẳng \(MN\).

Trả lời:

 

a) Ta có: \(a^2= 100 ⇒ a = 10\)

              \(b^2= 36 ⇒ b = 6\)

              \(c^2= a^2– b^2= 64 ⇒ c = 8\)

Từ đó ta được: \(A_1(-10; 0), A_2(10; 0), B_1(0; -3), B_2(0;3), F_1(-8; 0), F_2(8; 0)\)

b) Thế \(x = 8\) vào phương  trình của elip ta được:

 \({{64} \over {100}} + {{{y^2}} \over {36}} = 1 \Rightarrow y =  \pm {{18} \over 5}\)

Ta có: \({F_2}M = {{18} \over 5} \Rightarrow MN = {{36} \over 5}\)

 

Giaibaitap.me

                                                                               

            

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác