Câu 7 trang 95 SGK Hình học 10
Cho hai đường thẳng:
\(d_1: 2x + y + 4 – m = 0\)
\(d_2: (m + 3)x + y – 2m – 1 = 0\)
Đường thẳng \(d_1//d_2\) khi:
A. \(m = 1\) B. \(m = -1\)
C. \(m = 2\) D. \(m = 3\)
Trả lời:
Ta có: \(d_1: 2x + y + 4 – m = 0\)
\(d_2: (m + 3)x + y – 2m – 1 = 0\)
Xét hệ phương trình:
\(\left\{ \matrix{
2x + y + 4 - m = 0 \hfill \cr
(m + 3)x + y - 2m - 1 = 0 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
y = - 2x - 4 + m \hfill \cr
(m + 1)x - m - 5 = 0 \hfill \cr} \right.\)
Để \(d_1//d_2\) thì hệ phương trình trên vô nghiệm.
Suy ra: \((m + 1)x – m – 5 = 0\) vô nghiệm
\(⇒ m + 1= 0 ⇔ m = -1\)
Vậy chọn B.
Câu 8 trang 95 SGK Hình học 10
Cho \(d_1: x + 2y + 4 = 0\) và \(d_2: 2x – y + 6 = 0\). Số đo của góc giữa hai đường thẳng \(d_1\) và \(d_2\) là:
A. \(30^0\) B. \(60^0\)
C. \(45^0\) D. \(90^0\)
Trả lời:
Vecto pháp tuyến của \(d_1\) là và của \(d_2\) là:
Ta có: \(\overrightarrow n .\overrightarrow u = 1.2 + 2.( - 1) = 0 \Leftrightarrow \overrightarrow n \bot \overrightarrow u \Rightarrow ({d_1},{d_2}) = {90^0}\)
Vậy chọn D.
Câu 9 trang 95 SGK Hình học 10
Cho hai đường thẳng \(\Delta_1: x + y + 5 = 0\) và \(\Delta_2: y = -10\)
Góc giữa \(\Delta_1\) và \(\Delta_2\) là:
A. \(45^0\) B. \(30^0\)
C. \(88^057’52’’\) D. \(1^013’8’’\)
Trả lời:
Vecto pháp tuyến của \(\Delta_1\) là \(\overrightarrow {{n_1}} = (1;1)\) và của \(\Delta_2\) là \(\overrightarrow j = (0;1)\)
\(\cos ({\Delta _1},{\Delta _2}) = {{|\overrightarrow {{n_1}} .\overrightarrow j |} \over {|\overrightarrow {{n_1}} |.|\overrightarrow j |}} = {1 \over {\sqrt 2 }} \Rightarrow ({\Delta _1},{\Delta _2}) = {45^0}\)
Vậy chọn A.
Câu 10 trang 95 SGK Hình học 10
Khoảng cách từ điểm \(M(0; 3)\) đến đường thẳng \(Δ: x\cos α + y \sin α + 3(2 - \sin α) = 0\) là:
A. \(\sqrt6\) B. \(6\)
C. \(3\sin α\)
D. \({3 \over {\sin \alpha + \cos \alpha }}\)
Trả lời:
Khoảng cách từ điểm \(M(0; 3)\) đến đường thẳng \(Δ: x\cos α + y \sin α + 3(2 - \sin α) = 0\) là:
\(d(M,\Delta ) = {{|0.cos\alpha + 3.sin\alpha + 3(2 - \sin \alpha )|} \over {\sqrt {\sin {\alpha ^2} + \cos {\alpha ^2}} }} = 6\)
Vậy chọn B.
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 95 bài ôn tập chương III - Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng Sách giáo khoa (SGK) Hình học 10. Câu 11: Phương trình nào sau đây là phương trình đường tròn...
Giải bài tập trang 96 bài ôn tập chương III - Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng Sách giáo khoa (SGK) Hình học 10. Câu 15: Đường tròn...
Giải bài tập trang 96, 97 bài ôn tập chương III - Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng Sách giáo khoa (SGK) Hình học 10. Câu 19: Đường tròn đi qua ba điểm...
Giải bài tập trang 97 bài ôn tập chương III - Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng Sách giáo khoa (SGK) Hình học 10. Câu 23: Trong các mệnh đề sau, tìm mệnh đề đúng...