Bài 5 trang 80 sgk hình học 10
Xét vị trí tương đối của các cặp đường thẳng sau đây:
a) \(d_1: 4x - 10y + 1 = 0 \); \(d_2 : x + y + 2 = 0\)
b) \(d_1 :12x - 6y + 10 = 0 \); \(d_2:\left\{\begin{matrix} x= 5+t& \\ y= 3+2t& \end{matrix}\right.\)
c) \(d_1:8x + 10y - 12 = 0 \); \( d_2 : \left\{\begin{matrix} x= -6+5t& \\ y= 6-4t& \end{matrix}\right.\)
Giải
a) Xét hệ \(\left\{\begin{matrix} 4x-10y + 1= 0& \\ x + y + 2 = 0& \end{matrix}\right.\)
\(D = 4.1 -(- 10).1 = 14 ≠ 0\)
Vậy \(d_1\) và \(d_2\) cắt nhau
b) \(d_2:\left\{\begin{matrix} x= 5+t& \\ y= 3+2t& \end{matrix}\right.\) viết dưới dạng tổng quát là:
\(d_2: 2x - y - 7 = 0\)
\(D = 12 . (-1) -(-6).2 = -12 + 12 = 0\)
\( D_x = (-6) . (-7) - (-1). 10 = 42 + 10 = 52 ≠ 0\)
Vậy \(d_1// d_2\)
c) \(d_1:8x + 10y - 12 = 0 \)
\( d_2 : \left\{\begin{matrix} x= -6+5t& \\ y= 6-4t& \end{matrix}\right.\) có dạng tổng quát là: \(d_2: 4x + 5y - 6 = 0\)
\(D = 8 . 5 - 4 . 10 = 0\)
\(D_x= 10. (-6) - (-12) . 5 = 0\)
\( D_y= (-12) . 4 - (-6) . 8 = 0\)
Vậy \(d_1\) trùng \(d_2\)
Bài 6 trang 60 sgk hình học 10
Cho đường thẳng d có phương trình tham số : \(\left\{\begin{matrix} x = 2 + 2t& \\ y = 3 +t & \end{matrix}\right.\)
Tìm điểm \(M\) thuộc \(d\) và cách điểm \(A(0; 1)\) một khoảng bằng \(5\).
Giải
Cách 1.
Chuyển phương trình \(d\) về dạng tổng quát bằng cách khử \(t\) giữa hai phương trình ta được:
\(d: x - 2y + 4 = 0\)
Gọi \( M_0(x_0;y_0)\) là điểm thuộc \(d\) và cách điểm \(A(0; 1)\)một khoảng bằng \(5\) thì \(x_0,y_0\) là nghiệm của hệ:
\(\left\{\begin{matrix} x_{0}- 2y_{0} + 4 = 0& \\ {x_{0}}^{2} +(y_{0}-1)^{2}= 25 & \end{matrix}\right.\)
Thế phương trình (1) vào (2) ta có: \(x_0= y_0- 4\)
\({(2{y_0} - 4)^2} + {(y - 1)^2} = 25\)
Giải phương trình ta được \(2\) nghiệm:
\(y_0= 4\); \(y_0= \frac{-2}{5}\)
Với \({y_0} = 4 \Rightarrow {x_0} = 4 \Rightarrow {M_1}(4;4)\)
Với \({y_0} = - {2 \over 5} \Rightarrow {x_0} = - {{25} \over 4} \Rightarrow {M_2}\left( { - {2 \over 5}; - {{25} \over 4}} \right)\)
Cách 2.
Ta có \(M ∈ d\) nên \(M( 2 + 2t; 3 + t)\)
Độ dài đoạn \(MA\):
\(MA = \sqrt {{{\left( {x - {x_A}} \right)}^2} + {{\left( {y - {y_A}} \right)}^2}} = \sqrt {{{\left( {2 + 2t} \right)}^2} + {{\left( {2 + t} \right)}^2}}\)
Mà \(MA = 5\) nên \(5 = \sqrt {{{\left( {2 + 2t} \right)}^2} + {{\left( {2 + t} \right)}^2}}\)
\(\Leftrightarrow 25 = 4{\left( {1 + t} \right)^2} + {\left( {2 + t} \right)^2}\)
\(\eqalign{
& \Leftrightarrow 5{t^2} + 12t - 17 = 0 \cr
& \Leftrightarrow \left[ \matrix{
t = 1 \hfill \cr
t = - {{17} \over 5} \hfill \cr} \right. \cr} \)
- Khi \(t = 1\) thay vào ta được \(M(4; 4)\)
- Khi \(t = - {{17} \over 5}\) thay vào ta được \(M\left( { - {{24} \over 5}; - {2 \over 5}} \right)\)
Vậy có \(2\) điểm \(M\) thuộc \(d\) cách điểm \(A(0;1)\) một khoảng bằng \(5\)
Bài 7 trang 81 sgk hình học 10
Tìm số đo của góc giữa hai đường thẳng \(d_1\) và \(d_2\)
lần lượt có phương trình:
\(d_1: 4x - 2y + 6 = 0\) và \(d_2: x - 3y + 1 = 0\)
Giải
Áp dụng công thức \(\cos \varphi = \frac{|a_{1}.a_{2}+b_{1}.b_{2}|}{\sqrt{{a_{1}}^{2}+{b_{1}}^{2}}\sqrt{{a_{2}}^{2}+{b_{2}}^{2}}}\)
ta có \(\cos \varphi = \frac{|4.1+(-2 ).(-3)|}{\sqrt{4^{2}+(-2)^{2}}\sqrt{1^{2}+(-3)^{2}}}\)
\(\Rightarrow \cos \varphi = \frac{10 }{\sqrt{20}\sqrt{10}}\) = \(\frac{10 }{10\sqrt{2}}\) = \(\frac{1 }{\sqrt{2}}\) \(\Rightarrow \varphi = 45^0\)
Bài 8 trang 81 sgk hình học 10
Tìm khoảng cách từ điểm đến đường thẳng trong các trường hợp sau:
a) \(A(3; 5)\) \(∆ : 4x + 3y + 1 = 0\);
b) \(B(1; -2)\) \( d: 3x - 4y - 26 = 0\);
c) \(C(1; 2)\) \( m: 3x + 4y - 11 = 0\);
Giải
Áp dụng công thức:
\( d(M_0,∆) = \frac{|ax_{0}+by_{0}+c|}{\sqrt{a^{2}+b^{2}}}\)
a) \( d(M_0,∆) =\frac{|4.3+3.5+1|}{\sqrt{4^{2}+3^{2}}}= \frac{28}{5}\)
b) \( d(B,d) =\frac{|3.1-4.(-2)-26|}{\sqrt{3^{2}+(-4)^{2}}} = \frac{-15}{5} = \frac{15}{5} = 3\)
c) Ta có: \(3.1+4.2-11=0\) do đó điểm \(C\) nằm trên đường thẳng \(m\)
\( d(C,m) =0\)
Bài 9 trang 81 sgk hình học 10
Tìm bán kính của đường tròn tâm \(C(-2; -2)\) và tiếp xúc với đường thẳng
\(∆ : 5x + 12y - 10 = 0 \).
Giải
Bán kính \(R\) của đường tròn tâm \(C(-2; -2)\) và tiếp xúc với đường thẳng
\(∆ : 5x + 12y - 10 = 0\) bằng khoảng cách từ \(C\) đến \(∆\)
\(R = d(C,∆ )= \frac{|5.(-2) +12.(-2)-10|}{\sqrt{5^{2}+12^{2}}}\)
\(\Rightarrow R = \frac{|-44|}{\sqrt{169}}= \frac{44}{13}\)
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 83 bài 2 phương trình đường tròn Sách giáo khoa (SGK) Hình học 10. Câu 1: Tìm tâm và bán kính của các đường tròn sau...
Giải bài tập trang 83, 84 bài 2 phương trình đường tròn Sách giáo khoa (SGK) Hình học 10. Câu 4: Lập phương trình đường tròn tiếp xúc với hai trục tọa độ ...
Giải bài tập trang 88 bài 3 phương trình đường Elip Sách giáo khoa (SGK) Hình học 10. Câu 1: Xác đinh độ dài các trục, tọa độ tiêu điểm , tọa độ các đỉnh và vẽ các elip có phương trình sau...
Giải bài tập trang 93 bài ôn tập chương III - Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng Sách giáo khoa (SGK) Hình học 10. Câu 1: Tìm phương trình các đường thẳng chứa các cạnh còn lại...