Bài 1 trang 80 sgk hình học 10
Lập phương trình tham số của đường thẳng \(d\) trong mỗi trường hợp sau:
a) đi qua điểm \(M(2; 1)\) và có vectơ chỉ phương \(\vec{a} = (3;4)\)
b) \(d\) đi qua điểm \(M(-2; 3)\) và có vec tơ pháp tuyến \(\vec{n}= (5; 1)\)
Giải
Phương trình tham số : \(d:\left\{\begin{matrix} x= 2+3t& \\ y= 1+4t& \end{matrix}\right.\)
b) Vì \(\vec{n} = (5; 1)\) nên ta chọn vectơ \(\vec{a} ⊥ \vec{n}\) có tọa độ \(\vec{a} = (1; -5)\)
Từ đây ta có phương trình tham số của \(d\): \(d:\left\{\begin{matrix} x= -2+t& \\ y= 3-5t& \end{matrix}\right.\)
Bài 2 trang 80 sgk hình học 10
Lập phương trình tổng quát của đường thẳng \(∆\) trong mỗi trường hợp sau:
a) \(∆\) đi qua điểm \(M (-5; -8)\) và có hệ số góc \(k = -3\)
b) \(∆\) đi qua hai điểm \(A(2; 1)\) và \(B(-4; 5)\)
Giải
a) Phương trình của \(∆\) là : \(y + 8 = -3(x + 5) \Rightarrow 3x + y + 23 = 0\)
b) Đường thẳng \(∆\) đi qua \(A(2; 1)\) và \(B(-4; 5)\) nhận vectơ \(\vec{AB} = (-6; 4)\) là một vectơ chỉ phương
Phương trình tham số của \(∆\) :
\(∆ : \left\{\begin{matrix} x= 2-6t& \\ y= 1+4t& \end{matrix}\right.\)
Khử t giữa hai phương trình ta được phương trình tổng quát:
\(∆ : 2x + 3y - 7 = 0\)
Bài 3 trang 80 sgk hình học 10
Cho tam giác \(ABC\), biết \(A(1; 4), B(3; -1)\) và \(C(6; 2)\)
a) Lập phương trình tổng quát của các đường thẳng \(AB, BC\), và \(CA\)
b) Lập phương trinh tham số của đường thẳng \(AH\) và phương trình tổng quát của trung tuyến \(AM\)
Giải
a) Ta có \(\vec{AB} = (2; -5)\). Gọi \(M(x; y)\) là \(1\) điểm nằm trên đường thẳng \(AB\) thì \(AM = (x - 1; y - 4)\). Ba điểm \(A, B, M\) thẳng hàng nên hai vec tơ \(\vec{AB}\) và \(\vec{AM}\) cùng phương, cho ta:
\(\frac{x - 1}{2}\) = \(\frac{y - 4}{-5}\Leftrightarrow 5x + 2y -13 = 0\)
Đó chính là phương trình đường thẳng \(AB\).
Tương tự ta có:
phương trình đường thẳng \(BC: x - y -4 = 0\)
phương trình đường thẳng \(CA: 2x + 5y -22 = 0\)
b) Đường cao \(AH\) là đường thẳng đi qua \(A(1; 4)\) và vuông góc với \(BC\).
\(\vec{BC} = (3; 3)\) \(\Rightarrow \vec{AH} ⊥ \vec{BC}\) nên \(\vec{AH}\) nhận vectơ \(\vec{n} = (3; 3)\) làm vectơ pháp tuyến và có phương trình tổng quát:
\(AH : 3(x - 1) + 3(y -4) = 0\)
\(\Leftrightarrow 3x + 3y - 15 = 0\)
\(\Leftrightarrow x + y - 5 = 0\)
Gọi \(M\) là trung điểm \(BC\) ta có \(M (\frac{9}{2}; \frac{1}{2})\)
Trung tuyến \(AM\) là đường thẳng đi qua hai điểm \(A, M\).
\(AM:{{x - 1} \over {{9 \over 2} - 1}} = {{y - 4} \over {{1 \over 2}-4}} \Leftrightarrow x + y - 5 = 0\)
Bài 4 trang 80 sgk hình học 10
Viết phương trình tổng quát của đường thẳng đi qua điểm \(M(4; 0)\) và \(N(0; -1)\)
Giải
Phương trình đường thẳng \(MN\):
\(\frac{x}{4} + \frac{y}{-1} = 1 \Leftrightarrow x - 4y - 4 = 0\)
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 80 bài 1 Phương trình đường thẳng Sách giáo khoa (SGK) Hình học 10. Câu 5: Cho đường thẳng d có phương trình tham số...
Giải bài tập trang 83 bài 2 phương trình đường tròn Sách giáo khoa (SGK) Hình học 10. Câu 1: Tìm tâm và bán kính của các đường tròn sau...
Giải bài tập trang 83, 84 bài 2 phương trình đường tròn Sách giáo khoa (SGK) Hình học 10. Câu 4: Lập phương trình đường tròn tiếp xúc với hai trục tọa độ ...
Giải bài tập trang 88 bài 3 phương trình đường Elip Sách giáo khoa (SGK) Hình học 10. Câu 1: Xác đinh độ dài các trục, tọa độ tiêu điểm , tọa độ các đỉnh và vẽ các elip có phương trình sau...