Câu 1 trang 70 SGK Đại số 10
Khi nào hai phương trình được gọi là tương đương? Cho ví dụ
Trả lời:
Hai phương trình là tương đương nếu chúng có cùng tập nghiệm.
Ví dụ
Hai phương trình \(2(x-1) = 3\) và \(2(x-1)+ {1 \over {x + 2}} = 3+ {1 \over {x + 2}}\) là hai phương trình tương đương.
Câu 2 trang 70 SGK Đại số 10
Thế nào là phương trình hệ quả? Cho ví dụ.
Trả lời:
Phương trình \(f_1(x) = g_1(x)\) (1) là phương trình hệ quả của phương trình \(f_2(x) = g_2(x)\) (2) nếu tập nghiệm của phương trình (2) là tập con của tập nghiệm của phương trình (1).
Ví dụ:
\((2x+1)(3-x) = 0\) là phương trình hệ quả của phương trình \(2x+1 = 0\)
Câu 3 trang 70 SGK Đại số 10
Giải các phương trình
a) \(\sqrt {x - 5} + x = \sqrt {x - 5} + 6\)
b) \(\sqrt {1 - x} + x = \sqrt {x-1} + 2\)
c) \({{{x^2}} \over {\sqrt {x - 2} }} = {8 \over {\sqrt {x - 2} }}\)
d) \(3 + \sqrt {2 - x} = 4{x^2} - x + \sqrt {x - 3} \)
Trả lời:
a) \(\sqrt {x - 5} + x = \sqrt {x - 5} + 6\)
ĐKXĐ: \(x≥5\)
\(\sqrt {x - 5} + x = \sqrt {x - 5} + 6 ⇔ x = 6\) ( thỏa mãn )
Tập nghiệm \(S = {\rm{\{ }}6\} \)
b) \(\sqrt {1 - x} + x = \sqrt {x-1} + 2\)
ĐKXĐ: \(1 – x ≥ 0\) và \(x -1 ≥ 0 ⇔ x = 1\)
Thay \(x = 1\) và0 phương trình ta được: \(\sqrt {1 - 1} + 1\ne \sqrt {1-1} + 2\),
do đó \(x = 1\) không là nghiệm đúng phương trình,
Vậy phương trình vô nghiệm.
c) \({{{x^2}} \over {\sqrt {x - 2} }} = {8 \over {\sqrt {x - 2} }}\)
ĐKXĐ: \(x>2\)
\(⇔ {{{x^2} - 8} \over {\sqrt {x - 2} }} = 0\)
\( \Rightarrow {x^2} - 8 = 0 \Leftrightarrow \left[ \matrix{
x = 2\sqrt 2\text{( thỏa mãn )} \hfill \cr
x = - 2\sqrt 2\text{ (loại )} \hfill \cr} \right.\)
Tập nghiệm \(S = \{ 2\sqrt 2 \} \)
d) \(3 + \sqrt {2 - x} = 4{x^2} - x + \sqrt {x - 3} \)
\(\sqrt {2 - x}\) xác định với \(2 – x ≥ 0 ⇔ x≤2\)
\(\sqrt {x - 3}\) xác định với \(x-3 ≥ 0 ⇔ x ≥ 0\);
\((-∞,2] ∩ [3, +∞) = Ø\)
Biểu thức của phương trình không xác định với mọi \(x ∈\mathbb R\).
Vậy phương trình vô nghiệm.
Câu 4 trang 70 SGK Đại số 10
Giải các phương trình
a) \({{3x + 4} \over {x - 2}} + {1 \over {x + 2}} = {4 \over {{x^2} - 4}} + 3\)
b) \({{3{x^2} - 2x + 3} \over {2x - 1}} = {{3x - 5} \over 2}\)
c) \(\sqrt {{x^2} - 4} = x - 1\)
Trả lời:
a) Quy đồng mẫu thức, rồi khử mẫu thức chung.
ĐKXĐ: \(x≠ ±2\)
\(\eqalign{
& \Rightarrow \left( {x + 2} \right)\left( {3x + 4} \right) - \left( {x - 2} \right) = 4 + 3({x^{2}} - 4) \cr
& \Leftrightarrow 3{x^2} + 10x + 8 - x + 2 = 4 + 3{x^2} - 12 \cr
& \Leftrightarrow 9x = - 18 \Leftrightarrow x = - 2\text{ (loại)} \cr} \)
Vậy phương trình vô nghiệm.
b) ĐKXĐ: \(x ≠{1 \over 2}\)
\(\eqalign{
& \Rightarrow 2(3{x^2}-{\rm{ }}2x{\rm{ }} + {\rm{ }}3){\rm{ }} = {\rm{ }}\left( {2x{\rm{ }}-{\rm{ }}1} \right)\left( {3x{\rm{ }}-{\rm{ }}5} \right) \cr
& \Leftrightarrow 6{x^2} - 4x + 6 = 6{x^2} - 13x + 5 \cr
& \Leftrightarrow 9x + 1 = 0 \cr
& \Leftrightarrow x = - {1 \over 9}\text{ (thỏa mãn)} \cr} \)
Vậy phương trình có nghiệm \(x=- {1 \over 9}\)
c) ĐKXĐ:\( x ≥ 1, x^2≥ 4\). Bình phương hai vế:
\(\eqalign{
& \Rightarrow {x^2} - 4 = {(x - 1)^2} \cr
& \Leftrightarrow 2x - 5 = 0 \cr
& \Leftrightarrow x = {5 \over 2} \text{ (thỏa mãn)}\cr} \)
Vậy phương trình có nghiệm \(x= {5 \over 2}\)
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 70 bài ôn tập chương III - phương trình, hệ phương trình Sách giáo khoa (SGK) Toán 10. Câu 5: Giải các hệ phương trình...
Giải bài tập trang 71 bài ôn tập chương III - phương trình, hệ phương trình Sách giáo khoa (SGK) Toán 10. Câu 9: Hỏi nếu vẫn tiếp tục làm việc với năng suất đó thì khi đến hạn phân xưởng làm được tất cả bao nhiêu sản phẩm...
Giải bài tập trang 71, 72 bài ôn tập chương III - phương trình, hệ phương trình Sách giáo khoa (SGK) Toán 10. Câu 13: Hỏi mỗi em quét sân một mình thì hết mấy giờ...
Giải bài tập trang 79 bài 1 bất đẳng thức Sách giáo khoa (SGK) Toán 10. Câu 1: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng với mọi giá trị của...