Trang chủ
Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Giải bài tập Toán 10

CHƯƠNG II. HÀM SỐ BẬC NHẤT VÀ BẬC HAI

Giải bài tập trang 50 bài ôn tập chương II - hàm số bậc nhất và bậc hai Sách giáo khoa (SGK) Toán 10. Câu 1: Phát biểu quy ước về tập xác định của một hàm số được cho bởi công thức...

Câu 1 trang 50 SGK Đại số 10

Phát biểu quy ước về tập xác định của một hàm số được cho bởi công thức.

Hai hàm số \(y = {{x + 1} \over {(x + 1)({x^2} + 2)}}\) và \(y = {1 \over {{x^2} + 2}}\) có gì khác nhau?

Giải

Một hàm số cho bởi công thức \(y = f(x)\) mà không chú thích gì về tập các định thì ta quy ước rằng tập xác định của hàm số ấy là tập hợp tất cả \(x∈\mathbb R\) sao cho biểu thức \(f(x)\) có nghĩa.

Hàm số \(y = {{x + 1} \over {(x + 1)({x^2} + 2)}}\) có tập xác định \(D = \mathbb R\backslash {\rm{\{ }} - 1\} \) còn hàm số \(y = {1 \over {{x^2} + 2}}\) có tập xác định là \(D =\mathbb R\). Do đó hai hàm số khác nhau (mặc dù rằng với mọi \(x ≠ -1\) giá trị của hàm số luôn bằng nhau khi \(x\) lấy cùng một giá trị.

 


Câu 2 trang 50 SGK Đại số 10

Thế nào là hàm số đồng biến (nghịch biến) trên khoảng \((a,b)\)?

Giải

Hàm số đồng biến trên \((a,b)\)

\( \Leftrightarrow {\rm{ }}\forall {x_1},{\rm{ }}{x_2}{\rm{ }} \in {\rm{ }}\left( {a,{\rm{ }}b} \right):{\rm{ }}{x_1} < {x_2} \Rightarrow {\rm{ }}f({x_1}){\rm{ }} < {\rm{ }}f({x_2})\)

Hàm số nghịch biến trên \((a,b)\)

\( \Leftrightarrow {\rm{ }}\forall {x_1},{\rm{ }}{x_2}{\rm{ }} \in {\rm{ }}\left( {a,{\rm{ }}b} \right):{\rm{ }}{x_{1}} < {\rm{ }}{x_2} \Rightarrow {\rm{ }}f({x_1}){\rm{ }} > {\rm{ }}f({x_2})\)

 


Câu 3 trang 50 SGK Đại số 10

Thế nào là hàm số chẵn? Thế nào là hàm số lẻ? Tìm ví dụ về hàm số chẵn, hàm số lẻ, hàm số không là hàm chẵn cũng không là hàm lẻ. Có hàm số nào vừa làm hàm chẵn, vừa là hàm lẻ không?

Giải

Cho hàm số \(y = f(x)\) có tập xác định \(D\)

Nếu \(∀x ∈ D\), ta có \(-x ∈D\) và \(f(-x) = f(x)\) thì \(f(x)\) là hàm số chẵn trên \(D\)

Nếu \(∀x ∈ D\), ta có \(-x ∈D\) và \(f(-x) = -f(x)\) thì \(f(x)\) là hàm số lẻ trên \(D\)

 


Câu 4 trang 50 SGK Đại số 10

Chỉ ra khoảng đồng biến, khoảng nghịch biến của hàm số \(y = ax+b\) trong mỗi trường hợp \(a>0; a<0\).

Giải

Hàm số \(y = ax+b\)

Đồng biến trên \((-∞, +∞)\) nếu \(a>0\)

Nghịch biến trên \((-∞, +∞)\) nếu \(a<0\)

 

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác