Bài 1 trang 45 sgk hình học 10
Cho tam giác vuông cân \(ABC\) có \(AB = AC = a\). Tính các tích vô hướng \(\vec{AB}.\vec{AC}\), \(\vec{AC}.\vec{CB}\).
Giải
\(\vec{AB} ⊥\vec{AC}\Rightarrow \vec{AB}.\vec{AC} = 0\)
\(\vec{AC}.\vec{CB} =- \vec{CA}\). \(\vec{CB}\)
Ta có: \(CB= a\sqrt2\); \(\widehat{C} = 45^0\)
Vậy \(\vec{AC}.\vec{CB} = -\vec{CA}. \vec{CB}= -|\vec{CA}|. |\vec{CB}|. cos45^0\)
\(= - a.a\sqrt 2 .{{\sqrt 2 } \over 2} = - {a^2}\)
Bài 2 trang 45 sgk hình học 10
Cho ba điểm \(O, A, B\) thẳng hàng biết \(OA = a, OB = b\). tính tích vô hướng của \(\vec{OA}\).\(\vec{OB}\) trong \(2\) trường hợp
a) Điểm \(O\) nằm ngoài đoạn \(AB\)
b) Điểm \(O\) nằm trong đoạn \(AB\)
Giải
a) Khi \(O\) nằm ngoài đoạn \(AB\) thì hai vec tơ \(\vec{OA}\) và \(\vec{OB}\) cùng hướng và góc
\((\vec{OA}, \vec{OB}) = 0^0\)
\(\cos(\vec{OA}, \vec{OB}) = 1\) nên \(\vec{OA}.\vec{OB} = a.b\)
b) Khi \(O\) nằm ngoài trong đoạn \(AB\) thì hai vectơ \(\vec{OA}\) và \(\vec{OB}\) ngược hướng và góc
(\(\vec{OA}, \vec{OB}) = 180^0\)
\(\cos(\vec{OA}, \vec{OB}) = -1\) nên \(\vec{OA}.\vec{OB} = -a.b\)
Bài 3 trang 45 sgk hình học 10
Cho nửa đường tròn tâm \(O\) có đường kính \(AB = 2R\). Gọi \(M\) và \(N\) là hai điểm thuộc nửa đường tròn sao cho hai dây cung \(AM\) và \(BN\) cắt nhau tại \(I\).
a) Chứng minh \(\overrightarrow {AI} .\overrightarrow {AM} = \overrightarrow {AI} .\overrightarrow {AB}\) và \(\overrightarrow {BI} .\overrightarrow {BN} = \overrightarrow {BI} .\overrightarrow {BA}\);
B) Hãy dùng câu a) để tính \(\overrightarrow {AI} .\overrightarrow {AM} + \overrightarrow {BI} .\overrightarrow {BN}\) theo \(R\)
Giải
Ta có : \(\left( {\overrightarrow {AI} .\overrightarrow {AB} } \right) = \overrightarrow {AI} \left( {\overrightarrow {AM} + \overrightarrow {MB} } \right) = \overrightarrow {AI} .\overrightarrow {AM} + \overrightarrow {AI} .\overrightarrow {MB} \)
Mặt khác: \(\overrightarrow {AI} \bot \overrightarrow {MB} \) nên \(\overrightarrow {AI} .\overrightarrow {MB} = 0\)
Từ đó: \(\overrightarrow {AI} .\overrightarrow {AM} = \overrightarrow {AI} .\overrightarrow {AB} \)
Ta có: \(\overrightarrow {BI} .\overrightarrow {BA} = \overrightarrow {BI} \left( {\overrightarrow {BN} + \overrightarrow {NA} } \right) = \overrightarrow {BI} .\overrightarrow {BN} + \overrightarrow {BI} .\overrightarrow {NA} \)
Mặt khác: \(\overrightarrow {BI} \bot \overrightarrow {NA} \) nên \(\overrightarrow {BI} .\overrightarrow {NA} = 0\)
Từ đó: \(\overrightarrow {BI} .\overrightarrow {BN} = \overrightarrow {BI} .\overrightarrow {BA} \)
b)
\(\eqalign{
& \overrightarrow {AI} .\overrightarrow {AM} + \overrightarrow {BI} .\overrightarrow {BN} = \overrightarrow {AI} .\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {BI} .\overrightarrow {BA} \cr
& = \overrightarrow {AI} .\overrightarrow {AB} - \overrightarrow {BI} .\overrightarrow {AB} = \overrightarrow {AB} \left( {\overrightarrow {AI} - \overrightarrow {BI} } \right) \cr
& = \overrightarrow {AB} .\overrightarrow {AB} = {\overrightarrow {AB} ^2} = 4{{\rm{R}}^2} \cr} \)
Bài 4 trang 45 sgk hình học 10
Trên mặt phẳng \(Oxy\), cho hai điểm \(A(1; 3), B(4;2)\)
a) Tìm tọa độ điểm \(D\) nằm trên trục \(Ox\) sao cho \(DA = DB\);
b) Tính chu vi tam giác \(OAB\);
c) Chứng tỏ rằng \(OA\) vuông góc với \(AB\) và từ đó tính diện tích tam giác \(OAB\)
Giải
a) \(D\) nằm trên trục \(Ox\) nên tọa độ của \(D\) là \((x; 0)\).
Ta có :
\(\eqalign{
& DA = DB \cr
& \Leftrightarrow D{A^2} = D{B^2} \cr
& \Leftrightarrow {(1 - x)^2} + {3^2} = {(4 - x)^2} + {2^2} \cr
& \Leftrightarrow 1 - 2x + {x^2} + 9 = 16 - 8x + {x^2} + 4 \cr
& \Leftrightarrow 6x = 10 \cr
& \Leftrightarrow x = {5 \over 3} \cr
& \Rightarrow D\left( {{5 \over 3};0} \right) \cr} \)
b)
\(\eqalign{
& O{A^2} = {1^2} + {3^3} = 10 \Rightarrow OA = \sqrt {10} \cr
& O{B^2} = {4^2} + {2^2} = 20 \Rightarrow OB = 2\sqrt 5 \cr
& A{B^2} = {(4 - 1)^2} + {(2 - 3)^2} = 10 \Rightarrow AB = \sqrt {10} \cr} \)
Chu vi tam giác \(OAB\) là: \(\sqrt {10} + 2\sqrt 5 + \sqrt {10} \)
c) Ta có \(\vec{OA}= (1; 3)\)
\(\vec{AB} = (3; -1)\)
\(\vec{OA} .\vec{AB} = 1.3 + 3.(-1) = 0 \Rightarrow \vec{OA}\) ⊥ \(\vec{AB}\)
\({S_{OAB}}=\frac{1}{2}|\vec{OA}| .|\vec{AB}| =5\) (đvdt)
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 45 bài 2 Tích vô hướng của hai vectơ Sách giáo khoa (SGK) Hình học 10. Câu 5: Trên mặt phẳng Oxy hãy tính góc giữa hai vectơ ...
Giải bài tập trang 59 bài 3 Các hệ thức lượng trong tam giác và giải tam giác Sách giáo khoa (SGK) Hình học 10. Câu 1: Cho tam giác ...
Giải bài tập trang 59 bài 3 Các hệ thức lượng trong tam giác và giải tam giác Sách giáo khoa (SGK) Hình học 10. Câu 5: Tính cạnh BC ...
Giải bài tập trang 59, 60 bài 3 Các hệ thức lượng trong tam giác và giải tam giác Sách giáo khoa (SGK) Hình học 10. Câu 9: Cho hình bình hành...