Câu 1 trang 159 SGK Đại số 10
Hãy phát biểu các khẳng định sau đây dưới dạng điều kiện cần và đủ.
Tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\) thì \(BC^2= AB^2+AC^2\)
Tam giác \(ABC\) có các cách cạnh thỏa mãn hệ thức \(BC^2 = AB^2+AC^2\) thì vuông tại \(A\).
Trả lời:
Điều kiện cần và đủ của tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\) là các cạnh của nó thỏa mãn hệ thức :
\(a^2+ b^2 =c^2\)
(\(a, b, c\) là độ dài các cạnh theo thứ tự đối diện các đỉnh \(A, B, C\))
Câu 2 trang 159 SGK Đại số 10
Lập bảng biến thiên và vẽ đồ thị các hàm số.
a) \(y = -3x+2\)
b) \(y = 2x^2\)
c) \(y = 2x^2– 3x +1\)
Trả lời:
a) Bảng biến thiên
Đồ thị là đường thẳng đi qua \(P(0; 2)\) và \(Q({2 \over 3},0)\)
c) Bảng biến thiên
Đồ thị là parabol có đỉnh là \(I({3 \over 4},{{ - 1} \over 8})\) , trục đối xứng \(x = {3 \over 4}\) cắt trục tung tại \(P(0; 1)\), cắt trục hoành tại các điểm có hoành độ là nghiệm của phương trình:
\(2{x^2} - 3x + 1 = 0 \Leftrightarrow {x_1} = {1 \over 2},{x_2} = 1\)
tức là cắt trục hoành tại \(A({1 \over 2},0)\) và \(B(1;0)\)
Câu 3 trang 159 SGK Đại số 10
Phát biểu quy tắc xét dấu một nhị thức bậc nhất. Áp dụng quy tắc đó để giải bất phương trình sau:
\(f(x) = {{(3x - 2)(5 - x)} \over {(2 - 7x)}} \ge 0\)
Trả lời:
Quy tắc xét dấu một nhị thức dựa trên định lí :
“Nhị thức \(f(x) = ax + b (a≠0)\) có dấu cùng với hệ số \(a\) khi \(x\) lấy giá trị trong khoảng \(({{ - b} \over a}, + \infty )\) và trái dấu với hệ số \(a\) khi \(x\) lấy các giá trị thuộc khoảng \(( - \infty ,{{ - b} \over a})\)”.
Áp dụng: Ta lập bảng xét dấu của vế trái \(f(x)\) của bất phương trình:
Tập nghiệm của bất phương trình: \(S = ({2 \over 7},{2 \over 3}{\rm{] }} \cup {\rm{ [}}5, + \infty )\)
Câu 4 trang 159 SGK Đại số 10
Phát biểu định lí về dấu của một tam thức bậc hai \(f(x) = ax^2+ bx + c\).
Áp dụng quy tắc đó, hãy xác định giá trị của \(m\) để tam thức sau luôn luôn âm:
\(f(x) = - 2{x^2} + 3x + 1 - m\)
Trả lời:
Định lí: Tam thức bậc hai \(f(x) = ax^2+ bx + c (a ≠0)\)
có biệt thức \(Δ = b^2– 4ac\)
- Nếu \(Δ < 0\) thì \(f(x)\) cùng dấu với hệ số \(a \)với mọi \(x∈\mathbb R\)
- Nếu \( Δ = 0\) thì \(f(x)\) luôn cùng dấu với hệ số \(a\) với mọi \(x \ne {{ - b} \over {2a}}\)
- Nếu \(Δ >0\) thì \(f(x)\) có hai nghiệm \(x_1;x_2\) (\(x_1<x_2\))
\( f(x)\) cùng dấu với hệ số \(a\) khi \(x<x_1\) hoặc \(x>x_2\)
\(f(x)\) trái dấu với hệ số \(a\) khi \(x_1<x<x_2\)
Áp dụng: \(f(x) = - 2{x^2} + 3x + 1 - m\) có hệ số \(a = -2<0\)
Biệt thức: \(Δ = 3^2- 4 .(- 2) (1-m) = 17 - 8m\)
Tam thức \(f(x)\) luôn âm (tức \(f(x) < 0 , ∀x ∈\mathbb R\) khi:
\(\eqalign{
& \Delta < {\rm{ }}0 \Leftrightarrow 17 - 8m < 0 \cr
& \Leftrightarrow m > {{17} \over 8} \cr} \)
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 159 bài ôn tập cuối năm Sách giáo khoa (SGK) Đại số 10. Câu 1: Cho hàm số ...
Giải bài tập trang 160 bài ôn tập cuối năm Sách giáo khoa (SGK) Đại số 10. Câu 2: Chứng minh rằng với mọi giá trị (m≠0) phương trình đã cho có hai nghiệm phân biệt...
Giải bài tập trang 160, 161 bài ôn tập cuối năm Sách giáo khoa (SGK) Đại số 10. Câu 5: Giải hệ phương trình sau bằng cách đưa về hệ phương trình dạng tam giác...
Giải bài tập trang 161 bài ôn tập cuối năm Sách giáo khoa (SGK) Đại số 10. Câu 9: Tính...