Câu 5 trang 159 SGK Đại số 10
Nêu các tính chất của bất đẳng thức. Áp dụng một trong các tính chất đó, hãy so sánh các số \({2^{3000}}\) và \({3^{2000}}\).
Trả lời:
- Các tính chất của bất đẳng thức
- Áp dụng tính chất: \(0<a^n<b^n\) với \(n∈ \mathbb N^*\)
\(\eqalign{
& {2^{3000}} = {\left( {{2^3}} \right)^{1000}} = {8^{1000}} \cr
& {3^{2000}} = {\left( {{3^2}} \right)^{1000}} = {9^{1000}} \cr} \)
\(8<9\)
Do đó: \({2^{3000}} < {3^{2000}}\)
Câu 8 trang 159 SGK Đại số 10
Nêu cách giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn và giải hệ:
\(\left\{ \matrix{
2x + y \ge 1 \hfill \cr
x - 3y \le 1 \hfill \cr} \right.\)
Trả lời:
Áp dụng:
+ Để xác định miền nghiệm của bất phương trình \(2x + y ≥ 1\) ta dựng đường thẳng \((d): 2x + y = 1\) (tức là vẽ đồ thị hàm số \(y = -2x + 1\)).
Điểm \((0; 0) ∉ (d)\) ta có: \(2(0) + 0 < 1\).
Vậy nửa mặt phẳng bờ là \((d)\) không chứa điểm \((0; 0)\) là miền nghiệm của bất phương trình \(2x + y≥1\).
+ Tương tự, ta xác định miền nghiệm của bất phương trình \(x – 3y ≤ 1\).
Phần mặt phẳng tọa độ chung của hai miền nghiệm nói trên là miền nghiệm của hệ bất phương trình đang xét. ( Phần mặt phẳng không bị gạch sọc trên hình vẽ).
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 160 bài ôn tập cuối năm Sách giáo khoa (SGK) Đại số 10. Câu 2: Chứng minh rằng với mọi giá trị (m≠0) phương trình đã cho có hai nghiệm phân biệt...
Giải bài tập trang 160, 161 bài ôn tập cuối năm Sách giáo khoa (SGK) Đại số 10. Câu 5: Giải hệ phương trình sau bằng cách đưa về hệ phương trình dạng tam giác...
Giải bài tập trang 161 bài ôn tập cuối năm Sách giáo khoa (SGK) Đại số 10. Câu 9: Tính...
Giải bài tập trang 7 bài 1 các định nghĩa Sách giáo khoa (SGK) Hình học 10. Câu 1: Cho ba vectơ...