Trang chủ
Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Giải sách bài tập Hóa học 9

CHƯƠNG 2: KIM LOẠI

Giải bài tập trang 20, 21 bài 15, 16, 17 tính chất của kim loại và dãy hoạt động hóa học của kim loại Sách bài tập (SBT) Hóa học 9. Câu 15.17: Các kim loại được xếp theo mức độ hoạt động hoá học tăng dần là...

Bài 15.17 Trang 20 Sách bài tập (SBT) Hóa học 9

Các kim loại được xếp theo mức độ hoạt động hoá học tăng dần là :

A. Na, Al, Zn, Pb, Fe, Ag, Cu ;

B. Al, Zn, Fe, Na, Cu, Ag, Pb ;

C. Ag, Cu, Pb, Zn, Fe, Al, Na ;

D. Ag, Cu, Pb, Fe, Zn, Al, Na.

Trả lời                       

Đáp án D.


Bài 15.18 Trang 20 Sách bài tập (SBT) Hóa học 9

Cho phương trình hoá học sau : FexOy + yH2 -----------> A + B

A và B lần lượt là :

A. xFe, H20 ;                            B. Fe, yH20 ;

C. xFe, yH20 ;                          D. Fe, xH20.

Trả lời                  

Đáp án C. 

Phương trình hoá học : FexOy + yH2 ---------- > xFe + yH2O

 


Bài 15.19 Trang 20 Sách bài tập (SBT) Hóa học 9

Hòa tan hoàn toàn 18 gam một kim loại M cần dùng 800 ml dung dịch HCl 2,5M. Kim loại M là kim loại nào sau đây ? (Biết hoá trị của kim loại trong khoảng từ I đến III)

A. Ca ;                      B. Mg ;                     C. Al ;                      D. Fe.

Trả lời                           

Đáp án C.

Gọi nguyên tử khối của kim loại M cũng là M, có hóa trị là x, ta có:

\({n_M} = {{18} \over M}(mol);{n_{HCl}} = 0,8 \times 2,5 = 2(mol)\)

Phương trình hóa học :

\(2M\,\,\,\,\,\,\, + \,\,\,\,\,\,\,\,2xHCl \to 2MC{l_x} + x{H_2}\)

2 mol                2x mol

\({{18} \over M}mol\)              2 mol

\({{18} \over M} \times 2x = 4 \to M = 9x\)

Xét bảng sau:

X

I

II

III

M

9

18

27

 Chỉ có kim loại hóa trị IIIuwngs với M=27 là phù hợp, kim loại M là nhôm (Al)


Bài 15.20 Trang 21 Sách bài tập (SBT) Hóa học 9

Dung dịch M có chứa CuSO4 và FeSO4.

a)   Cho Al vào dung dịch M, sau phản ứng tạo thành dung dịch N chứa 3 muối tan.

b)   Cho Al vào dung dịch M, sau phản ứng tạo thành dung dịch N chứa 2 muối tan.

c)    Cho Al vào dung dịch M, sau phản ứng tạo thành dung dịch N chứa 1 muối tan.

Giải thích mỗi trường hợp bằng phương trình hoá học.

Trả lời                                 

a)                       2Al + 3CuSO4 —---------> Al2(S04)3 + 3Cu

Dung dịch N sau phản ứng chứa 3 muối tan, như vậy có khả năng phản ứng trên chưa kết thúc hoặc lượng nhôm ít nên dung dịch N chứa 3 muối Al2(SO4)3, CuSO4 dư và FeSO4 chưa phản ứng.

b) Dung dịch N sau phản ứng chứa 2 muối tan, nghĩa là lượng AI đã tác dụng hết với CuSO4, nên dung dịch N chứa 2 muối Al2(SO4)3 và FeSO4 còn dư (hoặc chưa phản ứng).

2Al + 3CuS04 —------> A12(S04)3 + 3Cu \( \downarrow \)

c) Dung dịch N sau phản ứng chứa 1 muối tan, dung dịch sau phản ứng chỉ có Al2(SO4)3, do AI dư hoặc vừa đủ để phản ứng với 2 muối :

2Al + 3CuSO4  -------- > Al2(S04)3 + 3Cu \( \downarrow \)

2AI + 3FeS04 -------> AI2(S04)3 + 3Fe \( \downarrow \)

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác