Bài 48.1 Trang 57 Sách bài tập (SBT) Hóa học 9
48.1. Có các chất sau :
C2H5OH, CH3COOH, CH3COOC2H5, (C17H35C00)3C3H5.
a) Những chất nào tan nhiều trong nước ?
b) Những chất nào có phản ứng thủy phân ?
c) Những chất nào có thể chuyển đổi trực tiếp cho nhau ?
Hãy viết các phương trình hoá học.
Trả lời
a) Các chất tan nhiều trong nước : C2H5OH, CH3COOH.
b) Các chất có phản ứng thuỷ phân :
CH3COOC2H5, (C17H35COO)3C3H5.
c) Các chất chuyển đổi cho nhau theo sơ đồ
\({C_2}{H_5}OH + {O_2}\buildrel {len} \over\longrightarrow C{H_3}{\rm{COOH + }}{{\rm{H}}_2}O\)
\({C_2}{H_5}OH + C{H_3}{\rm{COO}}H \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over
{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} C{H_3}{\rm{COO}}{{\rm{C}}_2}{H_5} + {H_2}O\)
Bài 48.2 Trang 58 Sách bài tập (SBT) Hóa học 9
48.2. Giải thích các hiện tượng sau :
a) Vào mùa đông, khi rửa bát đĩa có dính nhiều chất béo người ta thường dùng nước nóng.
b) Sau khi ép lấy dầu từ lạc người ta thường cho hơi nước nóng đi qua bã ép nhiều lần.
Trả lời
a, b : Các hiện tượng đó được giải thích dựa trên cơ sở là dầu mỡ ăn ít tan trong nước lạnh, tan nhiều hơn trong nước nóng.
Bài 48.3 Trang 58 Sách bài tập (SBT) Hóa học 9
48.3. Một trong các phương pháp sản xuất rượu etylic là lên men tinh bột. Phần còn lại sau khi chưng cất lấy rượu etylic gọi là bỗng rượu. Hãy giải thích tại sao bỗng rượu để trong không khí lại bị chua và khi dùng bỗng rượu để nấu canh thì lại thấy có mùi thơm.
Trả lời
Trong bỗng rượu còn một lượng nhỏ rượu (dung dịch rượu loãng). Khi để trong không khí, rượu bị chuyển thành axit axetic. Khi dùng bỗng rượu để nấu canh có một lượng nhỏ axit axetic tác dụng với rượu etylic tạo ra etyl axetat có mùi thơm
Bài 48.4 Trang 58 Sách bài tập (SBT) Hóa học 9
48.4. Trình bày phương pháp tách các chất ra khỏi nhau từ các hỗn hợp sau :
a) Rượu etylic và axit axetic.
b) Axit axetic và etyl axetat
Trả lời
a) Cho hỗn hợp tác dụng với CaO, sau đó chưng cất được rượu etylic. Chất rắn không bay hơi cho tác dụng với H2S04, sau đó chưng cất thu được CH3COOH.
b) Cho hỗn hợp tác dụng với CaC03, sau đó chưng cất được etyl axetat.
Chất rắn không bay hơi cho tác dụng với H2S04, sau đó chưng cất thu được CH3COOH.
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 58 bài 50 glucozo Sách bài tập (SBT) Hóa học 9. Câu 50.1: Viết các phương trình hoá học thực hiện sơ đồ chuyển đổi hoá học sau...
Giải bài tập trang 58 bài 48 luyện tập rượu etylic, axit axetic và chất béo Sách bài tập (SBT) Hóa học 9. Câu 48.5: Tính năng lượng toả ra khi cơ thể oxi hoá hoàn toàn 15 gam chất béo...
Giải bài tập trang 59 bài 50 glucozo Sách bài tập (SBT) Hóa học 9. Câu 50.4: Đốt cháy hoàn toàn m gam chất hữu cơ A cần phải dùng 19,2 gam oxi, thu được 26,4 gam C02 và 10,8 gam H20....
Giải bài tập trang 59, 60 bài 51 saccarozơ Sách bài tập (SBT) Hóa học 9. Câu 51.1: Cho vào hai cốc cùng một lượng nước (khoảng 100 ml), sau đó cho vào cốc thứ nhất glucozơ...