Bài 1 trang 7 sgk toán 7 - tập 2
Lập bảng số liệu thống kê cho một cuộc điều tra nhỏ về một dấu hiệu mà em quan tâm (điểm một bài kiểm tra của mỗi em trong lớp, số bạn nghỉ học trong một ngày của một lớp trong trường, số con trong từng gia đình sống gần nhà em, ...).
Hướng dẫn giải:
Học sinh tự cho một ví dụ. Chẳng hạn:
Lớp 7A có 42 học sinh, trong lần kiểm tra học kì I vừa qua, số điểm của bài kiểm tra môn toán như sau:
Thống kê chiều cao (tính bằng cm) của 12 học sinh trong đội bóng đá của trường được ghi lại trong bảng dưới đây:
.
Bài 2 trang 7 sgk toán 7 - tập 2
Hàng ngày, bạn An thử ghi lại thời gian cần thiết để đi từ nhầ đến trường và thực hiện điều đó trong 10 ngày. Kết quả thu được ở bảng 4:
a) Dấu hiệu mà bạn An quan tâm là gì và dấu hiệu đó có tất cả bao nhiêu giá trị ?
b) Có bao nhiêu giá trị khác nhau trong dãy giá trị của dấu hiệu đó ?
c) Viết các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tìm tần số của chúng.
Hướng dẫn giải:
a) - Dấu hiệu của An quan tâm: thời gian đi từ nhà đến trường
- Dấu hiệu trên có 10 giá trị.
b) Trong dãy giá trị của dấu hiệu só 5 giá trị khác nhau.
c) Giá trị 17 có tần số là 1
Giá trị 19 có tần số là 3
Giá trị 21 có tần số là 1
Giá trị 18 có tần số là 3
Giá trị 20 có tần số là 2.
Bài 3 trang 8 sgk toán 7 - tập 2
Thời gian chạy 50 mét của các học sinh trong một lớp 7 được thầy giáo dạy Thể dục ghi lại trong hai bảng 5 và 6:
Hãy cho biết:
a) Dấu hiệu chung cần tìm hiểu (ở cả hai bảng).
b) Số các giá trị của dấu hiệu và số các giá trị khác nhau của dấu hiệu (đối với từng bảng).
c) Các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tần số của chúng (đối với từng bảng).
Hướng dẫn giải:
a) Dấu hiệu chung cần tìm ở cả hai bảng: Thời gian chạy hết 50 mét của học sinh.
b) - Ở bảng a:
Số giá trị : 20
Số giá trị khác nhau: 5
- Ở bảng b:
Số giá trị: 20
Số giá trị khác nhau: 4
c) - Bảng a:
Giá trị 8,3 có tần số 2
Giá trị 8,4 có tần số 3
Giá trị 8,5 có tần số 8
Giá trị 8,7 có tần số 5
Giá trị 8,8 có tần số 2
- Bảng b:
Giá trị 8,7 có tần số 3
Giá trị 9,0 có tần số 5
Giá trị 9,2 có tần số 7
Giá trị 9,3 có tần số 5.
Bài 4 trang 9 sgk toán 7 - tập 2
Chọn 30 hộp chè một cách tùy ý trong kho của một cửa hàng và đem cân, kết quả được ghi lại trong bảng 7 (sau khi đã trừ khối lượng của vỏ) :
Hãy cho biết:
a) Dấu hiệu cần tìm hiểu và giá trị của dấu hiệu đó.
b) Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu.
c) Các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tần số của chúng.
Hướng dẫn giải:
a) - Dấu hiệu cần tìm: Khối lượng chè trong từng hộp.
- Số các giá trị: 30
b) Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu: 5
c) Giá trị 98 có tần số là: 3;
Giá trị 99 có tần số là: 4;
Giá trị 100 có tần số là: 16;
Giá trị 101 có tần số là: 4;
Giá trị 102 có tần số là: 3.
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 11, 12 bài 2 Bảng "tần số" các giá trị của dấu hiệu Sách giáo khoa (SGK) Toán 7. Câu 5: Điền kết quả thu được theo mẫu ở bảng 10...
Giải bài tập trang 14, 15 bài 3 Biểu đồ Sách giáo khoa (SGK) Toán 7. Câu 10: Điểm kiểm tra Toán...
Giải bài tập trang 20 bài 4 Số trung bình cộng Sách giáo khoa (SGK) Toán 7. Câu 14: Hãy tính số trung bình cộng của dấu hiệu ở bài tập 9...
Giải bài tập trang 20 bài 4 Số trung bình cộng Sách giáo khoa (SGK) Toán 7. Câu 17: Theo dõi thời gian làm một bài toán...