Trang chủ
Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
3.2 trên 18 phiếu

Giải bài tập Toán 7

CHƯƠNG III. THỐNG KÊ

Giải bài tập trang 20 bài 4 Số trung bình cộng Sách giáo khoa (SGK) Toán 7. Câu 14: Hãy tính số trung bình cộng của dấu hiệu ở bài tập 9...

Bài 14 trang 20 sgk toán 7 - tập 2

Hãy tính số trung bình cộng của dấu hiệu ở bài tập 9.

Hướng dẫn giải:

Bảng "tần số" ở bài tập 9 viết theo cột:

Vậy số trung bình cộng \(\overline{X}\) là: \(\overline{X}\) = \(\frac{254}{35}\) ≈ 7,26.


Bài 15 trang 20 sgk toán 7 - tập 2

Nghiên cứu "tuổi thọ" của một loại bóng đèn, người ta đã chọn tùy ý 50 bóng và bật sáng liên tục cho tới lúc chúng tự tắt. "Tuổi thọ" của các bóng (tính theo giờ) được ghi lại ở bảng 23 (làm tròn đến hàng chục) :

a) Dấu hiệu cần tìm hiểu ở đây là gì và số các giá trị là bao nhiêu ?

b) Tính số trung bình cộng.

c) Tìm mốt của dấu hiệu.

Hướng dẫn giải:

a) + Dấu hiệu: Thời gian cháy sáng liên tục cho tới lúc tự tắt của bóng đèn tức "tuổi thọ" của một loại bóng đèn.

+ Số các giá trị: N = 50

Số trung bình cộng của tuổi thọ các bóng đèn đó là:

\(\overline{X}=\frac{1150.5 +1160.8+1170.12+1180.18+1190.7}{50}\)

\(\overline{X}\) = 1172,8 (giờ)

c) Tìm mốt của dấu hiệu:

Ta biết mốt là giá trị có tần số lớn nhất trong bảng. Mà tần số lớn nhất trong bảng là 18.

Vậy mốt của dấu hiệu bằng 1180 hay M= 1180.


Bài 16 trang 20 sgk toán 7 - tập 2

Quan sát bảng "tần số" (bảng 24) và cho biết có nên dùng số trung bình cộng làm "đại diện" cho dấu hiệu không ? Vì sao ?

Hướng dẫn giải:

Ta có số trung bình cộng của các giá trị trong bảng là:

\(\overline{X}=\frac{2.3+3.2+4.2+90.2+100.1}{10}=\frac{300}{10}=30\)

Số trung bình cộng này không làm "đại diện" cho dấu hiệu vì chênh lệch quá lớn so với 2; 3; 4. Các giá trị khác nhau của dấu hiệu có khoảng chênh lệch rất lớn 2, 3, 4 so với 100, 90.

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác