Trang chủ
Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
5 trên 1 phiếu

Giải sách bài tập Sinh học 7

CHƯƠNG 3. CÁC NGÀNH GIUN

Giải bài tập trang 33 chương 3 các ngành giun Sách bài tập (SBT) Sinh học 7. Câu 1: Hãy lập bảng so sánh sán lông và sán lá gan để thấy môi trường ảnh hưởng đến cấu tạo cơ thể của chúng...

Bài 1. Hãy lập bảng so sánh sán lông và sán lá gan để thấy môi trường ảnh hưởng đến cấu tạo cơ thể của chúng.

Lời giải:

Đại diện

Các mặt so

Sán lông

Sán lá gan

Môi trường sống

Sống tự do

Sống kí sinh

Cấu tạo

Dẹp hình lá

Thành cơ thể

Bao bì biểu mô

Bao bì cơ

Di chuyển

Bơi bằng lông bơi

Luồn lách nhờ thành cơ thể và giác bám

Hệ tiêu hoá

Phát triển bình thường

Cực kì phát triển

Sinh sản

Sinh sản bình thường

Đẻ nhiều, có thay đổi vật chủ

Qua bảng so sánh trên, ta thấy ả điều kiện kí sinh do dinh dưỡng thuận lợi, sán lá gan ăn nhiều, đẻ nhiều nhằm phát tán nòi giống đến các vật chủ mới.

Bài 2. Đặc điểm nào chứng tỏ giun tròn cấu tạo cơ thể cao hơn giun dẹp ?

Lời giải:

Giun tròn có cấu tạo cao hơn giun dẹp ở các mặt sau :

- Giun tròn có khoang cơ thể (dù chưa phải khoang chính thức), còn giun dẹp thì hoàn toàn chưa có.

- Giun tròn có ruột sau và hậu môn, nên quá trình tiêu hoá thực hiện tốt hơn ở giun dẹp (chỉ có ruột túi).

- Giun tròn đa số phân tính, hình thức sinh sản cao hơn, lưỡng tính phổ biến ở

giun dẹp.

- Ngoài ra, giun tròn còn có thần kinh, giác quan... phát triển hơn giun dẹp.

Bài 3. Sự lây bệnh giun đũa ở người qua con đường nào ? Vì sao trẻ em ở nước ta hay mắc bệnh giun đũa ?

Lời giải:

Giun đũa xâm nhập vào cơ thể người qua đường tiêu hoá là chính, cụ thể như sau:

- Ăn thức ăn có nhiễm trứng giun do rửa không sạch hay ruồi nhặng truyền vào.

- Ăn rau sống có tưới phân tươi nên dính nhiều trứng giun.

- Trứng giun cũng dính vào tay, thìa, bát, đũa... do rửa không sạch.

Trẻ em ở nước ta nhiễm bệnh giun đũa cao còn vì các nguyên nhân sau :

- Không có thói quen rửa tay trước khi ăn.

- Hay trực tiếp cầm tay vào thức ăn để ăn.

- Có thói quen bú ngón tay khi ngủ, thậm chí ngay lúc đang thức.

Bài 4. Cấu tạo ống tiêu hoá ở giun đất khác giun đũa như thế nào ?

Lời giải:

Tuy ống tiêu hoá của giun đũa và giun đất đều giống nhau là có ruột sau và hậu môn, quá trình tiêu hoá thực hiện một chiều từ miêng tới hậu môn, nhưng có sai khác ở chỗ :

Ống tiêu hoá ở giun đất phân hoá cao hơn, thể hiện ở :

- Ruột trước phân ra thành hầu, thực quản, diều và dạ dày (hay mề).

- Ruột giữa có rãnh lưng làm cho diện tích hấp thụ của ruột được tăng cường.

- Ở hầu và thực quản bước đầu có tuyến tiêu hoá.

Điều này làm cho giun đất có cấu tạo gần với động vật bậc cao hơn là giun đũa.

 Bài 5. Ôxi khuếch tán vào cơ thể giun đốt như thế nào ?

Lời giải:

Da giun đốt phủ đầy mao mạch nên nhận được ôxi khuếch tán qua da. Máu sẽ vận chuyển ôxi đi nuôi cơ thể. Một số giun đốt (như rươi, rọm...) có các cơ quan phân nhánh đi kèm với các chân bên, chuyên trách làm nhiệm vụ hô hấp được gọi là mang. Mang phát triển ở đa số giun đốt sống ở nước.

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác