Bài 1. Nêu đặc điểm chung của Động vật nguyên sinh.
■ Lời giải:
Động vật nguyên sinh có các đặc điểm chung sau :
- Cơ thể có kích thước hiển vi và chỉ là 1 tế bào, nhưng khác với tế bào của động
vật đa bào ở chỗ : đó là một cơ thể độc lập thực hiện đầy đủ các chức năng của
một cơ thể sống.
- Động vật nguyên sinh có các bào quan khác nhau để thực hiện các chức năng
sống như : dinh dưỡng, bài tiết, di chuyển...
- Hầu hết chúng sống ở nước, số nhỏ sống ở đất ẩm và kí sinh.
■ Lời giải:
Trùng roi có các đặc điểm sau :
- Cơ thể hình thoi, đuôi nhọn, đầu tù.
- Bào quan di chuyển là roi, một bộ phận chuyên hoá của chẩt nguyên sinh. Khi di chuyển, roi khoan vào nước để kéo cơ thể tiến theo.
- Có lớp màng trong suốt phủ cơ thể nên cơ thể chúng có hình thù nhất định và nhìn rõ được các bào quan bên trong cơ thể.
- Cơ thể thường chứa các hạt diệp lục nên tuy là động vật nhưng chúng có khả năng vừa dị dưỡng vừa tự dưỡng.
- Có điểm mắt màu đỏ ở gốc roi với khả năng nhận biết được sáng và tối.
- Một số trùng roi có khả năng tạo thành tập đoàn trùng roi (tập đoàn Vôn vốc gồm nhiều tế bào chung sống, nhưng mỗi tế bào ấy vẫn là các cá thể độc lập).
- Sinh sản phân đôi theo chiều dọc cơ thể.
Bài 3. Nêu đặc điểm dinh duũng của trùng giày.
■ Lời giải:
Trùng giày có các đặc điểm dinh dưỡng sau :
- Thức ăn lấy vào qua lỗ miệng, cặn bã thải ra qua lỗ thoát.
- Thức ăn qua miệng và hầu, được vo thành viên trong không bào tiêu hoá.
- Không bào tiêu hoá di chuyển trong cơ thể theo một quỹ đạo nhất định.
- Enzim tiêu hoá biến đổi thức ăn thành chất lỏng thấm vào chất nguyên sinh.
Bài 4. Nêu đặc điểm chung của động vật nguyên sinh kí sinh.
■ Lời giải:
Động vật nguyên sinh kí sinh có các đặc điểm chung sau :
- Bào quan di chuyển đều tiêu giảm.
- Dinh dưỡng kiểu hoại sinh, rất thích hợp với môi truờng kí sinh thường luôn giàu chất dinh dưỡng.
- Sinh sản vô tính rất nhanh : mỗi lần sinh sản thường cho ra hàng chục hay hàng trăm cá thể mới (kiểu liệt sinh). Đôi khi có xen kẽ sinh sản hữu tính.
-Chỉ kí sinh ở 1 cơ thể (như trùng kiết lị) hoặc 2 cá thể (có thay đổi vật chủ như ở trùng sốt rét).
Bài 5. Động vật nguyên sinh có nhũng vai trò quan trọng gì ?
■ Lời giải:
Động vật nguyên sinh có các vai trò quan trọng sau :
- Chúng là một mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn ở nước (là thức ăn không thể thiếu của giáp xác nhỏ và nhóm này lại là thức ăn quan trọng của cá).
- Là một trong các chỉ thị về độ trong sạch của môi trường nước.
- Hoá thạch của chúng còn là chỉ thị của tuổi các địa tầng và tài nguyên khoáng sản. Một số tham gia hình thành vỏ trái đất.
- Nhiều động vật nguyên sinh kí sinh gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho người và động vật (như bệnh sốt rét, bệnh kiết lị, bệnh ngủ... ở người, bệnh cầu trùng ở thỏ…).
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 10 chương 1 ngành động vật nguyên sinh Sách bài tập (SBT) Sinh học 7. Câu 6: Nêu đặc điểm và ý nghĩa của tập đoàn trùng roi...
Giải bài tập trang 14 chương 1 ngành động vật nguyên sinh Sách bài tập (SBT) Sinh học 7. Câu 1: Tại sao trùng roi có màu xanh ? Cách dinh dưỡng ở chúng như thế nào ?...
Giải bài tập trang 14 chương 1 ngành động vật nguyên sinh Sách bài tập (SBT) Sinh học 7. Câu 5: Hãy ghi vào bảng sau để phân biệt 3 loài động vật nguyên sinh chính...
Giải bài tập trang 14 chương 1 ngành động vật nguyên sinh Sách bài tập (SBT) Sinh học 7. Câu 1: Đặc điểm đủ để giúp nhận biết động vật nguyên sinh là...