Bài 87 trang 36 sgk toán 6 tập 1
Cho tổng: \(A = 12 + 14 + 16 + x\) với \(x ∈\mathbb N\). tìm \(x\) để:
a) \(A\) chia hết cho \(2\);
b) \(A\) không chia hết cho \(2\).
Bài giải:
a) Vì \(12, 14, 16\) đều chia hết cho \(2\) nên \(12 + 14 + 16 + x\) chia hết cho \(2\) thì \(x = A - (12 + 14 + 16)\) phải chia hết cho \(2\). Vậy \(x\) là mọi số tự nhiên chẵn.
b) \(x\) là một số tự nhiên bất kì không chia hết cho \(2\).
Vậy \(x\) là số tự nhiên lẻ.Bài 88 trang 36 sgk toán 6 tập 1
Bài 88. Khi chia số tự nhiên \(a\) cho \(12\), ta được số dư là \(8\). Hỏi số \(a\) có chia hết cho \(4\) không ? Có chia hết cho \(6\) không ?
Bài giải:
Gọi \(q\) là thương trong phép chia \(a\) cho \(12\), ta có \(a = 12q + 8\).
\(\Rightarrow a=4.3q+4.2\)
\((4 . 3q)\) chia hết cho \(4;\) \(8\) chia hết cho \(4\).
Vậy \(a\) chia hết cho \(4\).
Tương tự ta có: \(a=6.2q+8\)
\((6.2q)\) chia hết cho \(6\) nhưng \(8\) không chia hết cho \(6\) nên \(6.2q+8\) không chia hết cho \(6\)
Hay \(a\) không chia hết cho \(6\).
Bài 89 trang 36 sgk toán 6 tập 1
Điền dấu "x" vào ô thích hợp trong các câu sau:
Câu |
Đúng |
Sai |
a) Nếu mỗi số hạng của tổng chia hết cho \(6\) thì tổng chia hết cho \(6\).
|
|
|
b) Nếu mỗi số hạng của tổng không chia hết cho \(6\) thì tổng không chia hết cho \(6\).
|
|
|
c) Nếu tổng của hai số chia hết cho \(5\) và một trong hai số đó chia hết cho \(5\) thì số còn lại chia hết cho \(5\).
|
|
|
d) Nếu hiệu của hai số chia hết cho \(7\) và một trong hai số đó chia hết cho \(7\) thì số còn lại chia hết cho \(7\).
|
|
|
Bài giải:
a) Đúng;
b) Sai;
VD: \(11+7=18\)
\(11;7\) đều không chia hết cho \(6\) nhưng \(18\) lại chia hết cho \(6\)
c) Đúng;
d) Đúng.
Bài 90 trang 36 sgk toán 6 tập 1
Gạch dưới số mà em chọn:
a) Nếu \(a\) \(\vdots\) \(3\) và \(b\) \(\vdots\) 3 thì tổng \(a + b\) chia hết cho \(6; 9; 3\).
b) Nếu \(a\) \(\vdots\) \(2\) và \(b \) \(\vdots\) \(4\) thì tổng \(a + b\) chia hết cho \(4; 2; 6\).
c) Nếu \(a\) \(\vdots\) \(6\) và \(b\) \(\vdots\) \(9\) thì tổng \(a + b\) chia hết cho \(6; 3; 9\).
Bài giải:
a) Nếu \(a\) \(\vdots\) \(3\) và \(b\) \(\vdots\) \(3\) thì tổng \(a + b\) chia hết cho \(6; 9\); \(\underline{3}\).
VD: \(3+12=15\)
\(15\) chia hết cho \(3\) và không chia hết cho \(6;9\)
b) Nếu \(a\) \(\vdots\) \(2\) và \(b\) \(\vdots\) \(4\) thì tổng \(a + b\) chia hết cho \(4\); \(\underline{2}\); \(6\).
VD: \(2+8=10\)
\(10\) chia hết cho \(2\) và không chia hết cho \(4;6\)
c) Nếu \(a \)\(\vdots\) \(6\) và \(b\) \(\vdots\) \(9\) thì tổng \(a + b\) chia hết cho \(6\); \(\underline{3}\); \(9\).
VD: \(6+9=15\)
\(15\) chia hết cho \(3\) và không chia hết cho \(6;9\)
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 38 bài 11 dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 SGK Toán 6 tập 1. Câu 91: Trong các số sau, số nào chia hết cho 2, số nào chia hết cho 5 ?...
Giải bài tập trang 38, 39 bài 11 dấu hiệu chia hết cho 2 và 5 SGK Toán 6 tập 1. Câu 95: Điền chữ số vào dấu * để thỏa mãn điều kiện...
Giải bài tập trang 39 bài 11 dấu hiệu chia hết cho 2 và 5 SGK Toán 6 tập 1. Câu 98: Đánh dấu "X" vào ô thích hợp trong các câu sau...
Giải bài tập trang 42 bài 12 dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9 SGK Toán 6 tập 1. Câu 105: Dùng ba trong bốn chữ số 4, 5, 3, 0 hãy ghép thành các số tự nhiên có ba chữ số sao cho các số đó...