Câu 218 trang 33 Sách Bài Tập (SBT) Toán 6 tập 1
Quãng đường AB dài 110km. Lúc 7 giờ, người thứ nhất đi từ A để đến B, người thứ hai đi từ B để đến A. Họ gặp nhau lúc 9 giờ. Biết vận tốc của mỗi người thứ nhất lớn hơn vận tốc người thứ hai là 5km/h. Tính vận tốc của mỗi người.
Giải
Thời gian hai người đi được cho đến lúc gặp nhau : 9 – 7 = 2 ( giờ)
Tổng vận tốc của hai người: 110 : 2 = 55 (người)
Vận tốc của người thứ nhất: (55 + 5) : 2 = 30 (km/h)
Vận tốc của người thứ hai: 30 – 5 = 25 (km/h)
Câu 219 trang 33 Sách Bài Tập (SBT) Toán 6 tập 1
Toán cổ: Một con chó đuổi theo một con thỏ cách nó 150dm. Một bước nhảy của chó dài 9dm, một bước nhảy của thỏ dài 7dm và khi chó nhảy một bước thì thỏ cũng nhảy một bước. Hỏi chó phải nhảy bao nhiêu bước mới đuổi kịp thỏ?
Giải
Mỗi bước nhảy của chó dài hơn bước nhảy của thỏ : 9 – 7 = 2(dm)
Vậy muốn đuổi kịp thỏ, chó phải nhảy: 150 : 2 = 75 ( bước)
Câu 220 trang 33 Sách Bài Tập (SBT) Toán 6 tập 1
Tôi nghĩ một số có ba chữ.
Nếu bớt số tôi nghĩ đi 7 thì được số chia hết cho 7.
Nếu bớt số tôi nghĩ đi 8 thì được số chia hết cho 8.
Nếu bớt số tôi nghĩ đi 9 thì được số chia hết cho 9.
Hỏi số tôi nghĩ là số nào?
Giải
Gọi m là số mà tôi nghĩ.
Vì m – 7 ⋮ 7, m – 8 ⋮ 8, m – 9 ⋮ 9 nên m là bội chung của 7, 8, 9.
Vì 7, 8, 9 đôi là một nguyên tố cùng nhau nên ta có:
BCNN (7, 8, 9) = 7.8.9 = 504
\(BC(7,8,9) = \left\{ {0;504;1008;...} \right\}\)
Vì m là số có ba chữ số nên m = 504
Vậy số mà tôi suy nghĩ 504.
Câu 221 trang 34 Sách Bài Tập (SBT) Toán 6 tập 1
Toán cổ: Một bà mang một rổ trứng ra chợ. Dọc đường gặp một và vô ý đụng phải, rổ trứng rơi xuống đất. Bà kia tỏ ý muốn đền lại bèn hỏi:
- Bà cho biết trứng trong rổ có bao nhiêu trứng?
Bà có rổ trứng trả lời:
- Tôi chỉ nhớ rằng số trứng đó chia cho 2, cho 3, cho 4, cho 5, cho 6 lần nào cũng còn thừa ra một quả, nhưng chia cho 7 thì không thừa quả nào. À, mà số trứng chưa đến 400 quả.
Tính xem trong rổ có bao nhiêu quả trứng?
Giải
Gọi m (m ∈ N và m < 400) là số trứng có trong rổ.
Theo đề bài, ta có:
m - 1 ⋮ 2; m - 1 ⋮ 3; m - 1 ⋮ 4; m - 1 ⋮ 5 và m - 1 ⋮ 6
Suy ra: m – 1 là bội chung của 2; 3; 4; 5; 6
Ta có: 2 = 2
3 = 3
\(4 = {2^2}\)
5 = 5
6 = 2.3
\(BCNN(2;3;4;5;6) = {2^2}.3.5 = 60\)
\(BC(2;3;4;5;6)=\left\{{0;60;120;180;240;300;360;420;...} \right\}\)
Suy ra: \(m{\rm{ }}-{\rm{ }}1 \in \left\{ {60;120;180;240;300;360} \right\}\)
\(m = \left\{ {61;121;181;241;301;361} \right\}\)
Vì m ⋮ 7 nên m = 301
Vậy rổ trứng có 301 quả.
Câu 222 trang 34 Sách Bài Tập (SBT) Toán 6 tập 1
Gọi P là tập hợp các số nguyên tố,
A là tập hợp các số chẵn,
B là tập hợp các số lẻ.
a) Tìm giao của các tập hợp A và P, A và B.
b) Dùng ký hiệu \( \subset \) để thể hiện quan hệ giữa các tập hợp P, N, N*.
c) Dùng ký hiệu \( \subset \) để thể hiện quan hệ giữa mỗi tập hợp A, B với mỗi tập hợp N,N*.
Giải
a) \(P \cap A = \left\{ 2 \right\};A \cap B = \emptyset \)
b) \(P \subset N;P \subset\) N*;N* \(\subset N\)
c) \(A \subset N;B \subset N;B \subset\) N*
Câu 223 trang 34 Sách Bài Tập (SBT) Toán 6 tập 1
Cho hai tập hợp \(A = \left\{ {70;10} \right\};B = \left\{ {5;14} \right\}\). Viết tập hợp các giá trị của biểu thức:
a) x + y với x ∈ A, y ∈ B
b) x - y với x ∈ A, y ∈ B
c) x . y với x ∈ A, y ∈ B
d) x : y với x ∈ A, y ∈ B và thương x : y là số tự nhiên.
Giải
a) \(\left\{ {75;84;15;24} \right\}\)
b) \(\left\{ {65;56;5} \right\}\)
c) \(\left\{ {350;980;50;140} \right\}\)
d) \(\left\{ {14;5;2} \right\}\)
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 34 bài ôn tập chương I ôn tập và bổ túc về số tự nhiên Sách Bài Tập Toán 6 tập 1. Câu 224: Lớp 6A có 25 học sinh thích môn Toán, có 25 học sinh thích môn Văn...
Giải bài tập trang 35 bài ôn tập chương 1 Sách bài tập (SBT) Toán lớp 6 tập 1. Câu 1: Hãy chọn phương án đúng...
Giải bài tập trang 66 bài 1 làm quen với số nguyên âm Sách bài tập (SBT) Toán lớp 6 tập 1. Câu 1: Viết và đọc nhiệt độ ở các nhiệt kế trong hình dưới...
Giải bài tập trang 66, 67 bài 1 làm quen với số nguyên âm Sách bài tập (SBT) Toán lớp 6 tập 1. Câu 5: Vẽ một trục số và cho biết: Những điểm nằm cách điểm 0 hai đơn vị, không đơn vị và hai cặp điểm cách đều điểm 0...