Trang chủ
Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
3.1 trên 18 phiếu

Giải sách bài tập Toán 6

CHƯƠNG II. SỐ NGUYÊN

Giải bài tập trang 86, 87 bài 11 nhân hai số nguyên cùng dấu Sách bài tập (SBT) Toán lớp 6 tập 1. Câu 124: Giá trị của biểu thức (x – 4).(x + 5) khi x = -3 là số nào trong bốn số A, B, C, D dưới đây...

Câu 124 trang 86 Sách Bài Tập (SBT) Toán 6 tập 1

Giá trị của biểu thức (x – 4).(x + 5) khi x = -3 là số nào trong bốn số A, B, C, D dưới đây:

(A) 14                           (B) 8                    

(C) (-8)                         (D) (-14)

Giải

Với x = -3 thì (x – 4).(x + 5) = (-3 – 4).(-3 +5) = (-7).2 = -14

Vậy chọn đáp án (D) (-14).


Câu 125 trang 86 Sách Bài Tập (SBT) Toán 6 tập 1

Điền số thích hợp vào các ô trống trong hình 25.

Giải

 


Câu 126 trang 86 Sách Bài Tập (SBT) Toán 6 tập 1

Những số nào trong các số: -4, -3, -2, -1, 0, 1, 2, 3, 4 là giá trị của số nguyên x thỏa mãn đẳng thức: x.(4+x) = -3?

Giải

Ta có: - 3 = 3.(-1) = 1.(-3)

Như vậy các số thỏa mãn đẳng thức trên chỉ có thể là -3 hoặc -1

Với x = -3, ta có: 4 + x = 4 + (-3) = 1 \(\Rightarrow \) (-3).1 = -3 (thỏa mãn)

Với x = -1, ta có: 4 + x = 4 + (-1) = 3 \(\Rightarrow \) (-3).1 = -3 (thỏa mãn)              

Vậy x = -3 hoặc x = -1Sachbaitap.net


Câu 127 trang 87 Sách Bài Tập (SBT) Toán 6 tập 1

Dự đoán giá trị của số nguyên y trong các đẳng thức sau rồi kiểm tra lại xem có đúng không:

a) (15 – 22).y = 49                            

b) (3 + 6 – 10).y = 200

Giải

a) Ta có: (15 – 22).y = 49

\(\Rightarrow\) (-7).y =49. Dự đoán: y = -7

Thử lại: (-7).(-7) = 49. Vậy y = -7

b) Ta có: (3 + 6 – 10).y = 200. Dự đoán y = -200.

Thử lại: (-1).(-200) = 200. Vậy y = -200.

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác