Câu 33 trang 70 Sách Bài Tập (SBT) Toán 9 Tập 1
Với điều kiện nào của k và m thì hai đường thẳng sau sẽ trùng nhau ?
y = kx + (m – 2) ;
y = (5 – k )x + (4 – m ).
Gợi ý làm bài:
Hai đường thẳng y = kx + (m – 2) và y = (5 – k)x + (4 – m) trùng nhau khi và chỉ khi k = 5 – k và m – 2 = 4 – m.
Ta có: k = 5 – k ⇔ 2k = 5 ⇔ k = 2,5
m – 2 = 4 – m ⇔ 2m = 6 ⇔ m = 3
Vậy với k = 2,5 và m = 3 thì hai đường thẳng y = kx +(m – 2 ) và y = (5 – k )x + (4 – m) trùng nhau.
Câu 34 trang 70 Sách Bài Tập (SBT) Toán 9 Tập 1
Cho đường thẳng y=(1−4m)x+m−2 (d)
a) Với giá trị nào của m thì đường thẳng (d) đi qua gốc tọa độ?
b) Với giá trị nào của m thì đường thẳng (d) tạo với trục Ox một góc nhọn? Góc tù?
c) Tìm giá trị của m để đường thẳng (d) cắt trục tung tại một điểm có tung độ bằng 32.
d) Tìm giá trị của m để đường thẳng (d) cắt trục tung tại một điểm có hoành độ bằng 12.
Gợi ý làm bài:
a) Đồ thị hàm số bậc nhất y=(1−4m)x+m−2 đi qua gốc tọa độ khi 1−4m≠0 và m – 2 = 0
Ta có:
1−4m≠0⇔m≠14m−2=0⇔m=2
Vậy với m = 2 thì (d) đi qua gốc tọa độ.
b) Đường thẳng (d) tạo với trục Ox một góc nhọn khi hệ số góc của đường thẳng là số dương.
Ta có: 1−4m>0⇔m<14
Đường thẳng (d) tạo với trục Ox một góc tù khi hệ số góc của đường thẳng là số âm.
Ta có: 1−4m<0⇔m>14
Vậy với m<14 thì đường thẳng (d) tạo với trục Ox một góc nhọn, với m>14 thì đường thẳng (d) tạo với trục Ox một góc tù.
c) Đường thẳng (d) cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng khi 32:
m−2=32⇔m=32+2⇔m=72
Vậy với m=72 thì đường thẳng (d) cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 32
d) Đường thẳng (d) cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 12 nên ta có:
0=(1−4m).12+m−2⇔12−2m+m−2=0⇔m=−32
Vậy với m=−32 thì đường thẳng (d) cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 12.
Câu 35 trang 70 Sách Bài Tập (SBT) Toán 9 Tập 1
Cho đường thẳng y=(m−2)x+n(m≠2) (d)
Tìm các giá trị của m và n trong mỗi trường hợp sau :
a) Đường thẳng (d) đi qua hai điểm A(-1;2), B(3;-4) ;
b) Đường thẳng (d) cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 1−√2 và cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 2+√2;
c) Đường thẳng (d) cắt đường thẳng y=12x−32;
d) Đường thẳng (d) song song với đường thẳng y=−32x+12;
e) Đường thẳng (d) trùng với đường thẳng y=2x−3.
Gợi ý làm bài:
a) Đường thẳng y=(m−2)x+n(m≠2) đi qua hai điểm A(-1;2) và B(3; -4)
nên tọa độ của A và B nghiệm đúng phương trình đường thẳng.
Điểm A:
2=(m−2).(−1)+n⇔2=−m+2+n⇔m=n (1)
Điểm B:
−4=(m−2).3+n⇔3m+n=2 (2)
Thay (1) vào (2) ta có:
3m+m=2⇔4m=2⇔m=12
Vậy với m=n=12 thì đường thẳng y=(m−2)x+n(m≠2) đi qua hai điểm A(-1;2) và B(3;-4).
b) Đường thẳng y = (m – 2)x + n cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 1−√2 nên ta có: n=1−√2.
Đường thẳng y=(m−2)x+n cắt trục tung tại điểm có hoành độ bằng 2+√2 nên ta có tung độ của giao điểm bằng 0.
Ta có:
0=(m−2)(2+√2)+1−√2⇔(2+√2)m−4−2√2+1=0⇔(2+√2)m=3+3√2⇔m=3+3√22+√2=3(1+√2)√2(1+√2)=3√2=3√22
Vậy với n=1−√2 và m=3√22 thì đường thẳng (d) cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 1−√2 và cắt trục hoành tại điểm có hoành độ 2+√2.
c) Đường thẳng y=(m−2)x+n cắt đường thẳng y=12x−32 khi và chỉ khi m−2≠12⇔m≠12+2⇔m≠52.
Vậy với m≠52 thì đường thẳng (d) cắt đường thẳng y=12x−32.
d) Đường thẳng y=(m−2)x+n song song với đường thẳng y=−32x+12 khi và chỉ khi m−2=−32 và n≠12 .
Ta có: m−2=−32⇔m=−32+2⇔m=12
Vậy với m=12 và n≠12 thì đường thẳng (d) song song với đường thẳng y=−32x+12.
e) Đường thẳng y=(m−2)x+n trùng với đường thẳng y = 2x – a khi và chỉ khi m−2=2 và n = -3 .
Ta có: m−2=2⇔m=4
Vậy với m = 4 và n = -3 thì đường thẳng (d) trùng với đường thẳng y = 2x – 3.
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 70, 71 bài ôn tập chương II - hàm số bậc nhất Sách bài tập (SBT) Toán 9 tập 1. Câu 36: Vẽ đồ thị của các hàm số sau trên cùng một mặt phẳng tọa độ...
Giải bài tập trang 102, 103 bài 1 một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông Sách bài tập (SBT) Toán 9 tập 1. Câu 1: Hãy tính x và y trong các hình sau...
Giải bài tập trang 103 bài 1 một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông Sách bài tập (SBT) Toán 9 tập 1. Câu 5: Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH...
Giải bài tập trang 104 bài 1 một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông Sách bài tập (SBT) Toán 9 tập 1. Câu 9: Một tam giác vuông có cạnh huyền là 5 và đường cao ứng với cạnh huyền là 2. Hãy tính cạnh nhỏ nhất của tam giác vuông này...