Bài 32.1 Trang 40 Sách bài tập (SBT) Hóa học 9
32.1. Ngâm hỗn hợp các kim loại Al, Cu, Fe trong mỗi dung dịch sau :
a) Dung dịch CuS04 (dư).
b) Dung dịch AgN03 (dư).
c) Dung dịch FeS04 (dư).
Viết các phương trình hoá học. Kim loại nào thu được trong mỗi trường hợp ?
Trả lời
- Kim loại Cu thu được sau khi ngâm hỗn hợp các kim loại Al, Cu, Fe vào dung dịch CuSO4 dư
2Al + 3CuS04 --------> Al2(S04)3 + 3Cu \( \downarrow \)
Fe + CuSO4 ------- > FeS04 + Cu \( \downarrow \)
- Kim loại Ag thu được sau khi ngâm hỗn hợp các kim loại AI, Cu, Fe vào dung dịch AgN03 dư :
Al + 3AgN03 —----> Al(N03)3 + 3Ag \( \downarrow \)
Fe + 2AgN03 -------> Fe(N03)2 + 2Ag \( \downarrow \)
Cu + 2AgN03 —-----> Cu(N03)2 + 2Ag \( \downarrow \)
- Kim loại Fe và Cu thu được sau khi ngâm hỗn hợp các kim loại AI, Cu, Fe vào dung dịch FeS04 dư :
2Al + 3FeS04 -------> Al2(S04)3 + 3Fe \( \downarrow \)
Bài 32.2 Trang 40 Sách bài tập (SBT) Hóa học 9
32.2. Khi cho khí clo tác dụng với kim loại, em có nhận xét gì về mức độ hoạt động hoá học của nguyên tố clo. Cho thí dụ minh hoạ.
Trả lời
Khí clo phản ứng trực tiếp với hầu hết các kim loại, phản ứng xảy ra nhanh và toả nhiêt.
Thí dụ : - Natri kim loại nóng chảy cháy trong khí clo với ngọn lửa sáng chói và ở thành bình xuất hiện lớp natri clorua màu trắng.
- Đồng, sắt, thiếc và nhiều kim loại khác cháy trong clo cho muối clorua tương ứng.
Bài 32.3 Trang 40 Sách bài tập (SBT) Hóa học 9
32.3. Có bốn mẫu khí A, B, C, D đựng riêng biệt trong các bình thủy tinh. Mỗi khí có một số tính chất trong các tính chất sau:
A. Cháy trong không khí tạo ra chất lỏng không màu (ở nhiệt độ thường), chất lỏng này làm cho đồng(II) sunfat khan màu trắng chuyển thành màu xanh.
B. Độc, cháy với ngọn lửa màu xanh, sinh ra chất khí làm đục nước vôi trong.
C Không cháy nhưng làm cho ngọn lửa cháy sáng chói hơn.
D. Không cháy mà còn làm tắt ngọn lửa và làm quỳ tím ẩm hoá đỏ.
Khí nào nói trên là : hiđro ; oxi ; cacbon đioxit; cacbon oxit ?
Trả lời
A : Khí H2 ; C : Khí 02 ;
B : Khí CO ; D : Khí C02.
Bài 32.4 Trang 40 Sách bài tập (SBT) Hóa học 9
Cặp nguyên tố nào sau đây dễ kết hợp với nhau để tạo thành một hợp chất ổn định ?
Zn, Ne ; b) H, S ; c) Br, Be ; d) O, Na ; e) K, Kr.
Trả lời
Những cặp nguyên tố dễ kết hợp với nhau để tạo thành hợp chất ổn định :
b) H, S cho hợp chất H2S ; c) Br, Be cho hợp chất BeBr2 ;
d) O, Na cho hợp chất Na2O
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 41 bài 32 ôn tập chương 3 Sách bài tập (SBT) Hóa học 9. Câu 32.5: Có 4 lá kim loại: sắt, đồng, nhôm, bạc. Làm thế nào để...
Giải bài tập trang 41 bài 32 ôn tập chương 3 Sách bài tập (SBT) Hóa học 9. Câu 32.9: Cho kim loại Al có dư vào 400 ml dung dịch HCl 1M. Dẫn khí tạo ra qua ống đựng CuO dư....
Giải bài tập trang 42 bài 32 ôn tập chương 3 Sách bài tập (SBT) Hóa học 9. Câu 32.13: Cho 23,6 gam hỗn hợp gồm Mg, Fe, Cu tác dụng vừa hết với 91,25 gam dung dịch HCl 20% thu được...
Giải bài tập Trang 42 bài 32 ôn tập chương 3 Sách bài tập (SBT) Hóa học 9. Câu 32.16: Hai nguyên tố X và Y ở hai chu kì kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học và có tổng số điện tích hạt nhân là 16...