Bài 22 trang 84 sgk Toán 9 - tập 1
So sánh:
a) \(sin 20^{\circ}\) và \(sin70^{\circ}\)
b) \(cos25^{\circ}\) và \(cos63^{\circ}15'\)
c) \(tg73^{\circ}20'\) và \(tg45^{\circ}\)
d) \(cotg2^{\circ}\) và \(cotg37^{\circ}40'\)
Hướng dẫn giải:
a) Vì \(20^{\circ}< 70^{\circ}\) nên \(sin20^{\circ}< sin70^{\circ}\).
b) Vì \(25^{\circ}< 63^{\circ}\) nên \(cos25^{\circ}> cos63^{\circ}15'\)
c) Vì \(73^{\circ}20'> 45^{\circ}\) nên \(tg73^{\circ}20'> tg15^{\circ}\)
d) Vì \(2^{\circ}< 37^{\circ}40'\) nên \(cotg2^{\circ}> cotg37^{\circ}40'\)
Cảnh báo: Từ \(25^{\circ}< 63^{\circ}15'\) suy ra \(cos25^{\circ}< cos63^{\circ}15'\) là sai vì khi góc \(\alpha\) tăng từ \(0^{\circ}\) đến \(90^{\circ}\) thì \(cos\alpha\) giảm.
Bài 23 trang 84 sgk Toán 9 - tập 1
Bài 23: Tính:
a) \(\frac{sin25^{\circ}}{cos65^{\circ}}\)
b) \(tg 58^{\circ}-cotg32^{\circ}\)
Hướng dẫn giải:
a) \(\frac{sin25^{\circ}}{cos65^{\circ}}=\frac{sin25^{\circ}}{sin25^{\circ}}=1\)
b) \(tg 58^{\circ}-cotg32^{\circ}=tg 58^{\circ}-tg58^{\circ}=0\)
Nhận xét: Cách giải như trên là dựa vào định lý: nếu hai góc phụ nhau thì sin của góc này bằng côsin của góc kia, tang của góc này bằng côtang của góc kia.
Bài 24 trang 84 sgk Toán 9 - tập 1
Sắp xếp các tỉ số lượng giác sau theo thứ tự tăng dần :
a) \(sin 78^{\circ}, cos14^{\circ}, sin47^{\circ},cos87^{\circ}\);
b) \(tg 73^{\circ}, cotg25^{\circ}, tg 62^{\circ}, cotg38^{\circ}\).
Hướng dẫn giải:
a) \(cos14^{\circ}=sin76^{\circ}; cos87^{\circ}=sin3^{\circ}.\).
Vì \(sin3^{\circ}< sin 47^{\circ}< sin76^{\circ}< sin 78^{\circ}\) nên
\(cos 78^{\circ}< cos76^{\circ}< cos 47^{\circ}< cos3^{\circ}\).
b) \(cotg25^{\circ}=tg 65^{\circ}; cotg38^{\circ}=tg 52^{\circ}\).
Vì \(tg 52^{\circ}< tg62^{\circ}< tg65^{\circ}< tg73^{\circ}\);
nên \(cotg38^{\circ}< tg62^{\circ}< cotg25^{\circ}< tg73^{\circ}\).
Nhận xét: Để so sánh các tỉ số lượng giác sin và côsin của các góc, ta đưa về so sánh cùng một loại tỉ số lượng giác (ví dụ cùng là sin của các góc). Tương tự như vậy, để so sánh các tỉ số lượng giác tang và côtang của các góc, ta đưa về so sánh cùng một loại tỉ số lượng giác (ví dụ cùng là tang của các góc).
Bài 25 trang 84 sgk Toán 9 - tập 1
So sánh:
a) tg250 và sin250
b)cotg320 và cos320;
c) tg450 và cos450;
d) cotg600 và sin300.
Hướng dẫn giải:
Dùng tính chất \(sin\alpha < tg\alpha\) và \(cos\alpha < cotg\alpha\).
a) \(tg25^{\circ}> sin25^{\circ}\);
b) \(cotg32^{\circ}> cos32^{\circ}\);
c) \(tg45^{\circ}> sin45^{\circ}=cos45^{\circ}\);
d) \(cotg60^{\circ}> cos60^{\circ}=sin30^{\circ}\).
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 88, 89 bài 4 một số hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông SGK Toán 9 tập 1. Câu 26: Các tia nắng mặt trời tạo với mặt đất một góc xấp xỉ bằng...
Giải bài tập trang 89 bài 4 một số hệ thức và cạnh và góc trong tam giác vuông SGK Toán 9 tập 1. Câu 30: Cho tam giác...
Giải bài tập trang 93, 94 bài ôn tập chương I SGK Toán 9 tập 1. Câu 33: Chọn kết quả đúng trong các kết quả dưới đây...
Giải bài tập trang 94, 95 bài ôn tập chương I SGK Toán 9 tập 1. Câu 37: Cho tam giác ABC có AB = 6cm, AC = 4,5cm, BC = 7,5cm...