Câu 1 trang 44, SGK Ngữ văn 6 tập 2 - Cánh diều
Câu hỏi:
Phương án nào nêu các biểu hiện riêng biệt của bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả?
A. Có nhan đề, dòng thơ, khổ thơ
B. Có vần thơ và nhịp điệu
C. Có bối cảnh, nhân vật, sự việc
D. Có chi tiết và biện pháp tu từ
Trả lời:
C. Có bối cảnh, nhân vật, sự việc
Câu 2 trang 44, SGK Ngữ văn 6 tập 2 - Cánh diều
Câu hỏi:
Phương án nào nêu đúng tác dụng của việc kể lại câu chuyện theo ngôi thứ nhất?
A. Giúp người viết thể hiện được suy nghĩ, tình cảm với chú chó Vàng
B. Thấy được sự gắn bó giữa cậu bé và chú chó Vàng
C. Biết được nguyên nhân vì sao bị mất chú chó Vàng
D. Biết được chú chó Vàng hiện nay đang ở đâu và rất nhớ cậu chủ
Trả lời:
A. Giúp người viết thể hiện được suy nghĩ, tình cảm với chú chó Vàng
Câu 3 trang 45, SGK Ngữ văn 6 tập 2 - Cánh diều
Câu hỏi:
Phương án nào nêu không đúng tác dụng của các từ láy xuất hiện ở đoạn thơ thứ nhất?
A. Miêu tả những hoạt động của chú chó Vàng
B. Thể hiện tình cảm và sự gắn bó giữa cậu bé với chú chó Vàng
C. Thông báo sự kiện cậu bé đi học về
D. Miêu tả sự mừng rỡ của chú chó Vàng
Trả lời:
C. Thông báo sự kiện cậu bé đi học về
Câu 4 trang 45, SGK Ngữ văn 6 tập 2 - Cánh diều
Câu hỏi:
Đoạn thơ nào sau đây thể hiện rõ nhất yếu tố miêu tả?
A. Đầu tiên mày rối rít
Cái đuôi mừng ngoáy tít
Hồi mày lắc cái đầu
Khịt khịt mũi, rung râu
B. Hôm nay tao bỗng thấy
Cái cổng rộng thế này
Vì không thấy bóng mày
Nằm chờ tao trước cửa
C. Mày bỏ chạy đi đâu
Tao chờ mày đã lâu
Cơm phần mày để cửa
Sao không về hả chó?
D. Mày không bắt tay tao
Tay tao buồn làm sao
Sao không về hả chó?
Nghe bom thằng Mỹ nổ
Trả lời:
A. Đầu tiên mày rối rít
Cái đuôi mừng ngoáy tít
Hồi mày lắc cái đầu
Khịt khịt mũi, rung râu
Câu 5 trang 45, SGK Ngữ văn 6 tập 2 - Cánh diều
Câu hỏi:
Bài thơ Sao không về Vàng ơi? giống các bài thơ Lượm, Gấu con chân vòng kiềng ở điểm nào?
A. Thể thơ tự do, không vần
B. Thơ có yếu tố tự sự, miêu tả
C. Thơ của các nhà thơ Việt Nam
D. Các bài thơ bốn chữ, có tác giả
Trả lời:
B. Thơ có yếu tố tự sự, miêu tả
Câu 6 trang 45, SGK Ngữ văn 6 tập 2 - Cánh diều
Câu hỏi:
Bài thơ Sao không về Vàng ơi? khác bài thơ Lượm ở điểm nào?
A. Mỗi câu thơ có bốn hoặc năm chữ
B. Có các yếu tố tự sự, miêu tả
C. Có nội dung viết về con vật
D. Có nhan đề và tác giả
Trả lời:
C. Có nội dung viết về con vật
Câu 7 trang 45, SGK Ngữ văn 6 tập 2 - Cánh diều
Câu hỏi:
Phương án nào nêu đúng chủ đề của bài thơ Sao không về Vàng ơi?
A. Tình cảm gắn bó sâu nặng của cậu bé và chú chó Vàng
B. Nỗi lo lắng của cậu bé về việc chú chó Vàng chưa về
C. Sự vui sướng của cậu bé lúc gặp chú chó Vàng mỗi khi đi học về
D. Sự yêu thương, săn sóc của cậu bé với chú chó Vàng
Trả lời:
A. Tình cảm gắn bó sâu nặng của cậu bé và chú chó Vàng
Câu 8 trang 45, SGK Ngữ văn 6 tập 2 - Cánh diều
Câu hỏi:
Biện pháp tu từ nào được sử dụng ở đoạn thơ thứ nhất?
A. Biện pháp ẩn dụ
B. Biện pháp so sánh
C. Biện pháp nhân hoá
D. Biện pháp hoán dụ
Trả lời:
C. Biện pháp nhân hoá
Câu 9 trang 46, SGK Ngữ văn 6 tập 2 - Cánh diều
Câu hỏi:
Phương án nào nêu không đúng tác dụng của điệp từ “không” trong đoạn thơ thứ hai?
A. Nhấn mạnh sự thiếu vắng chú chó Vàng
B. Tạo ra sự tương phản về cảnh tượng ở đoạn thơ thứ nhất
C. Thể hiện cảm xúc buồn bã, trống trải của cậu bé (người kể chuyện)
D. Thể hiện nỗi buồn bã, trống trải của chú chó Vàng
Trả lời:
D. Thể hiện nỗi buồn bã, trống trải của chú chó Vàng
Câu 10 trang 46, SGK Ngữ văn 6 tập 2 - Cánh diều
Câu hỏi:
Tóm tắt câu chuyện trong bài thơ bằng 3 — 4 dòng ngắn gọn.
Trả lời:
(1) Bài thơ là câu chuyện về chú chó nhỏ tên Vàng của một câu bé. Cậu bé rất thương Vàng, chủ tớ quấn quýt nhau. Nhưng rồi vào một ngày nào đó không biết lí do gì, chú chó đi đâu mất, nhà cửa vắng hoe thiếu vắng người bạn quấn quýt ngày nào khiến cậu bé trông ngóng không thôi.
(2) Bài thơ kể về cậu bé có một chú chó tên là Vàng. Cậu bé với con chó của mình luôn gắn bó, quấn quýt, yêu thương nhau. Nhưng một ngày, Vàng biến mất đi, để lại sự trống trải trong lòng người bạn. Kể từ đó, lòng cậu bé không thôi ngóng trông đợi Vàng về.
Giaibaitap.me