1. CHUẨN BỊ
Câu 1 trang 98, SGK Ngữ Văn 6 tập 2 - Cánh diều
Câu hỏi:
Xem lại mục Chuẩn bị ở bài Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này. Đọc trước văn bản Những phát minh "tình cờ và bất ngờ".
Trả lời:
- Văn bản được in trên trang khoahoc.tv. Sản phẩm ra đời vào năm 1954
- Văn bản thuật lại sự ra đời không ngờ đến của một số vật dụng (đất nặn, giấy nhớ, que kem, lát khoai tây chiên). Sự kiện ấy nêu ở phần Sapo.
- Các yếu tố như nhan đề, Sapo, Đề mục, hình ảnh,.... trong văn bản có tác dụng giúp người đọc nắm bắt được nội dung chính, minh chứng cho nội dung đồng thời cũng là một cách để thu hút, lôi cuốn người đọc.
- Sự kiện được thuật lại có ý nghĩa giúp người đọc hiểu được sự ra đời vô cùng ngẫu nhiên của của giấy nhớ, đất nặn và biết nằng, con người luôn sáng tạo không ngừng nghỉ mà nguyên nhân của sự sáng tạo ấy nhiều khi rất vô tình và không ngờ tới.
Câu 2 trang 98, SGK Ngữ Văn 6 tập 2 - Cánh diều
Câu hỏi:
Có rất nhiều sự kiện có ý nghĩa đã xảy ra trong quá khứ, liên quan đến mọi mặt của đời sống như chính trị, văn hóa, khoa học, kĩ thuật,… Một số phát minh cũng được coi là những sự kiện đáng nhớ. Hãy tìm hiểu một số phát minh của nhân loại?
Trả lời:
- Một số phát minh của nhân loại:
+ Ê-đi-xơn là nhà bác học tài ba người Mĩ, sinh năm 1847, mất năm 1931. Ông đã có hàng ngàn phát minh góp phần làm cho cuộc sống của loài người thêm văn minh, tiến bộ. Một lần ông gặp một bà cụ đi bộ gần ba giờ để đến xem phát minh kì diệu và bà đã kể ước muốn của mình mong có chiếc xe không cần ngựa kéo mà chạy thật êm vì bà đã già, xe ngựa lại chạy rất xóc làm bà cụ đau nhừ cả người. Từ lần gặp bà cụ, Ê-đi-xơn miệt mài với công việc chế tạo xe điện và đã thành công.
+ Năm 1891, Jesse Reno được cấp bằng sáng chế cho chiếc thang cuốn đầu tiên trên thế giới. Năm 1890, ở công viên giải trí tại đảo Coney diễn ra 1 cuộc triển lãm trong 2 tuần, ước tính có tới 75.000 người sử dụng chiếc “thang máy nghiêng” này. Ít lâu sau đó, Reno đã xây dựng chiếc thang cuốn xoắn ốc nhưng bị coi là ý tưởng điên rồ và không được công chúng đón nhận.
2. ĐỌC HIỂU
TRONG KHI ĐỌC
Câu hỏi trang 98, SGK Ngữ Văn 6 tập 2 - Cánh diều
Câu hỏi:
Tìm nghĩa của từ "huyền thoại".
Trả lời:
Huyền thoại là câu chuyện không có thật, mang vẻ thần bí, kì lạ, hoàn toàn do tưởng tượng.
Câu 1 trang 99, SGK Ngữ văn 6 tập 2 - Cánh diều
Câu hỏi:
Tìm nghĩa của các từ "vô tình" và "tình cờ".
Trả lời:
- Vô tình: không chủ định, không cố ý.
- Tình cờ: không liệu trước, không dè trước mà xảy ra.
Câu 2 trang 99, SGK Ngữ văn 6 tập 2 - Cánh diều
Câu hỏi:
Chú ý bố cục giống nhau được nêu ở mỗi mục.
Trả lời:
Ở mỗi mục phát minh, tác giả đều trình bày:
- Nhà phát minh.
- Mục đích ban đầu.
- Diễn biến và kết quả.
=> Cách trình bày này đem lại nội dung thông tin đầy đủ và dễ hiểu cho văn bản.
Câu 3 trang 99, SGK Ngữ văn 6 tập 2 - Cánh diều
Câu hỏi:
Các từ in đậm trong mỗi mục 1,2,3,4 nêu thông tin gì?
Trả lời:
Các từ in đậm nêu thông tin quan trọng về: nhà phát minh, mục đích ban đầu, diễn biến kết quả câu chuyện của những phát minh được nhắc tới.
Câu 4 trang 99, SGK Ngữ văn 6 tập 2 - Cánh diều
Câu hỏi:
Chú ý nguyên nhân, diễn biến, kết quả của mỗi phát minh.
Trả lời:
Các phát minh trên đều xuất phát từ những nhu cầu thiết thực và đem lại kết quả tốt cho người sử dụng.
Câu hỏi trang 100, SGK Ngữ văn 6 tập 2 - Cánh diều
Câu hỏi:
Các hình ảnh đưa vào văn bản có tác dụng gì?
Trả lời:
Các hình ảnh đưa vào văn bản có tác dụng: minh họa cho nội dung bài viết thêm sinh động hơn đồng thời cũng là một cách để thu hút, tạo điểm nhấn lôi cuốn người đọc.
SAU KHI ĐỌC
Câu 1 trang 101, SGK Ngữ văn 6 tập 2 - Cánh diều
Câu hỏi:
Với mỗi phát minh, văn bản Những phát minh "tình cờ và bất ngờ" cho biết những thông tin cụ thể nào? Việc lặp các cách trình bày thông tin ở các phần phát minh trong văn bản trên có tác dụng gì?
Trả lời:
- Với mỗi phát minh, văn bản Những phát minh "tình cờ và bất ngờ" cho biết thông tin về nhà phát minh, mục đích ban đầu phát minh và kết quả bất ngờ đạt được.
- Việc lặp các cách trình bày thông tin ở các phần phát minh trong văn bản trên có tác dụng giúp người đọc dễ nắm bắt được nội dung trọng tâm, dễ hiểu và có thể so sánh các phát minh đó với nhau.
Câu 2 trang 101, SGK Ngữ văn 6 tập 2 - Cánh diều
Câu hỏi:
Tóm tắt nội dung của văn bản trên bằng cách nêu ngắn gọn các thông tin theo bảng sau:
Tên phát minh |
Nguyên nhân |
Kết quả |
1. Đất nặn |
Do người dân chuyển sang nấu ga, bột đất sét không còn được sử dụng để loại bỏ các vết đen bởi nấu than, củi, công ti có thể bị thua lỗ nặng; Vich-cơ sử dụng những chất bột nhão để mô phỏng độ dẻo của đất sét |
Đất nặn trở thành một loại đồ chơi cho trẻ em với nhiều màu sắc hấp dẫn, mang lại cho công ti hàng triệu đô la Mỹ. |
2. Kem que |
|
|
3. Lát khoai tây chiên |
|
|
4. Giấy nhớ |
|
Trả lời:
Tên phát minh |
Nguyên nhân |
Kết quả |
1. Đất nặn |
Do người dân chuyển sang nấu ga, bột đất sét không còn được sử dụng để loại bỏ các vết đen bởi nấu than, củi, công ti có thể bị thua lỗ nặng; Vich-cơ sử dụng những chất bột nhão để mô phỏng độ dẻo của đất sét |
Đất nặn trở thành một loại đồ chơi cho trẻ em với nhiều màu sắc hấp dẫn, mang lại cho công ti hàng triệu đô la Mỹ. |
2. Kem que |
Ép-pơ-xơn vô tình dùng một chiếc que trộn bột soda khô và nước lại với nhau trong một chiếc cốc để nghịch, sau đó, bỏ quên chúng. Hôm sau phát hiện ra một “que kẹo băng” và khi nếm sẽ có hiện tượng nổ li ti |
Năm 1923, Ép-pơ-xơn đã kí bằng sáng chế cho thiết kế của mình, đánh dấu ra đời kem que – sản phẩm bán chạy nhất mùa hè. |
3. Lát khoai tây chiên |
Crăm khi ấy đang cố phục vụ món khoai tây Pháp do một khách hàng đặt vào mùa hè. Khách hàng liên tục trả món và yêu cầu phải thái lát mỏng hơn và giòn hơn. |
Crăm đã mất bình tĩnh, cắt lát khoai mỏng hơn rồi chiên chúng sao cho khô cứng nhất có thể. Chúng trở nên phổ biến. |
4. Giấy nhớ |
Xin-vơ tạo ra một chất dính tạm trong phòng thí nghiệm nhưng không biết sử dụng nó vào việc gì. Chất dính có thể dính một vật có trọng lượng nhỏ, dính lên bề mặt mà không làm hư hại gì và rất bền, có thể dùng dán lại nhiều lần. |
Khi đồng nghiệp của ông đang bực tức vì không thế tìm cách gì dán một số tờ giấy lên cuốn sách của mình và từ đó ý tưởng ra đời. |
Câu 3 trang 102, SGK Ngữ văn 6 tập 2 - Cánh diều
Câu hỏi:
Chỉ ra sự khác nhau trong cách trình bày thông tin giữa văn bản Những phát minh "tình cờ và bất ngờ" và hai văn bản Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng, Điều gì giúp bóng đá Việt nam chiến thắng?. Cách trình bày của mỗi văn bản phù hợp với mục đích của văn bản như thế nào?
Trả lời:
- Cách trình bày thông tin giữa văn bản Những phát minh “tình cờ và bất ngờ” và hai văn bản Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng, Điều gì giúp bóng đá Việt nam chiến thắng? khác một chỗ là văn bản này sử dụng bằng phương pháp tóm tắt, liệt kê trong khi các văn bản còn lại trình bày theo phương pháp trình bày nguyên nhân kết quả.
- Cách trình bày của mỗi văn bản phù hợp với mục đích, nội dung của văn bản đó. Bởi mỗi văn bản cung cấp những nội dung và có đặc trưng riêng.
Câu 4 trang 102, SGK Ngữ văn 6 tập 2 - Cánh diều
Câu hỏi:
Trong số những phát minh được nhắc đến trong văn bản trên em thích phát minh nào nhất? Vì sao?
Trả lời:
Trong số những phát minh được nhắc đến trong văn bản trên, em thích phát minh kem que nhất vì mỗi mùa hè đến, khi được ăn kem que giải khát, em cảm thấy rất sảng khoái.
Giaibaitap.me