Bài 1. Hoàn thiện bảng dưới đây bằng cách đánh dấu X vào ô thích hợp, ghi thêm các cây mà em đã quan sát được.
STT | Tên cây | Thân đứng | Thân leo | Thân bò | |||
Thân gỗ | Thân cột | Thân cỏ | Thân quấn | Tua cuốn | |||
1 | Cây dừa | ||||||
2 | Cây rau má | ||||||
3 | Cây mồng tơi | ||||||
4 | ………………… | ||||||
5 | ……………….. | ||||||
6 | ………………… |
Hướng dẫn trả lời:
STT | Tên cây | Thân đứng | Thân leo | Thân bò | |||
Thân gỗ | Thân cột | Thân cỏ | Thân quấn | Tua cuốn | |||
1 | Cây dừa | x | |||||
2 | Cây rau má | x | |||||
3 | Cây mồng tơi | x | |||||
4 | Cây đậu Hà Lan | x | |||||
5 | Cây lúa | x | |||||
6 | Cây mít | x |
Bài 2. Em hãy giải thích tại sao :
- Khi trồng đậu, bông, chè, trước khi cây ra hoa, tạo quả, người ta thường ngắt ngọn.
- Trồng cây lấy gỗ (bạch đàn, lim...), lấy sợi (gai, đay), người ta thường tỉa cành xấu, cành bị sâu mà không bấm ngọn.
Hướng dẫn trả lời:
- Khi trồng đậu, bông, chè... trước khi cây ra hoa, tạo quả, người ta thường ngắt ngọn vì khi ngắt ngọn, cây không tiếp tục cao lên, chất dinh dưỡng sẽ được tập trung cho chồi hoa và chồi lá phát triển.
- Trồng cây lấy gỗ (bạch đàn, lim...), lấy sợi (gai, đay), người ta không bấm ngọn vì phải để cây mọc cao mới cho gỗ tốt, sợi tốt. Tuy nhiên, cũng cần phải thường xuyên tỉa cành xấu, cành sâu để chất dinh dưỡng được tập trung vào thân chính.
Bài 3 . Quan sát sơ đồ cấu tạo chung và cấu tạo chi tiết của thân non (hình 15 SGK), hoàn thành bảng dưới đây:
Các bộ phận của thân non |
Chức năng của từng bộ phận |
|
Vỏ |
Biểu bì |
|
Thịt vỏ |
||
Trụ giữa |
Một vòng bó mạch gồm mạch rây và mạch gỗ |
|
Ruột |
Hướng dẫn trả lời:
Các bộ phận của thân non |
Chức năng của từng bộ phận |
|
Vỏ |
Biểu bì |
- Bảo vệ các bộ phận ở bên trong, dự trữ và tham gia quang họp. |
Thịt vỏ |
||
Trụ giữa |
Một vòng bó mạch gồm mạch rây và mạch gỗ |
- Vận chuyển chất hữu cơ, nước và muối khoáng. - Chứa chất dự trữ. |
Bài 4. Có thể xác định được tuổi của cây gỗ bằng cách nào ?
Hướng dẫn trả lời:
Có thể xác định được tuổi của cây gỗ bằng cách đếm những vòng gỗ hằng năm.
- Mùa mưa, cây hấp thụ được nhiều thức ăn, tầng sinh trụ tạo nhiều mạch gỗ to, có vách mỏng, xếp thành một vòng dày, màu sáng.
- Mùa khô, cây hấp thụ được ít thức ăn, các tế bào gỗ sinh ra ít hơn, bé hơn, có vách dày, xếp thành một vòng mỏng, màu sẫm.
Đó là những vòng gỗ hằng năm. Dựa vào đó ta có thể xác định được tuổi của cây.
Bài 5*. Em hãy tìm sự khác nhau cơ bản giữa dác và ròng. Người ta thường chọn phần nào của gỗ để làm nhà, làm trụ cầu, tà vẹt ? Tại sao ?
Hướng dẫn trả lời:
Khi cưa ngang một thân cây gỗ già, thấy rõ 2 miền gỗ khác nhau :
- Dác là lớp gỗ màu sáng ở phía ngoài, gồm những tế bào mạch gỗ, có chức năng vận chuyển nước và muối khoáng.
- Ròng là lóp gỗ màu thẫm, rắn chắc hơn dác, nằm phía trong có chức năng nâng đỡ cây.
Để làm nhà, làm trụ cầu, tà vẹt người ta thường chọn phần ròng, vì phần gỗ
này rắn chắc hơn.
Bài 6. Mạch rây có chức năng gì ? Nhân dân ta thường làm thế nào để nhân giống nhanh các cây ăn quả như : cam, bưởi, hồng xiêm... ?
Hướng dẫn trả lời:
- Mạch rây có chức năng vận chuyển các chất hữu cơ trong thân.
- Để nhân giống nhanh các cây ăn quả như : cam. bười. hồng xiêm... nhân dân ta thường dùng biện pháp chiết cành.
Bài 7. Cây xương rồng có những đặc điểm nào thích nghi với môi trường sống khô hạn.
Hướng dẫn trả lời:
- Thân mọng nước, có tác dụng dự trữ nước.
- Lá biến thành gai, có tác dụng hạn chế sự thoát hơi nước.
Giaibaitap.me
Giải bài tập trắc nghiệm trang 31 chương 3 Thân Sách bài tập (SBT) Sinh học 6. Câu 1: Nhóm cây nào sau đây gồm toàn những cây có thân rễ ?...
Giải bài tập trang 35 chương 4 Lá Sách bài tập (SBT) Sinh học 6. Câu 1: Lá có những đặc điểm bên ngoài và cách sắp xếp trên cây như thế nào giúp nó nhận được nhiều ánh sáng ?...
Giải bài tập trang 35 chương 4 Lá Sách bài tập (SBT) Sinh học 6. Câu 5: Em hãy giải thích cơ sở khoa học của một số biện pháp sau...
Giải bài tập tự luận trang 38 chương 4 Lá Sách bài tập (SBT) Sinh học 6. Câu 1: Những đặc điểm nào chứng tỏ lá rất đa dạng ?...