Bài 1*. Em hãy thử thiết kế một bảng tổng kết vai trò của thực vật trong thiên nhiên.
Hãy hình dung hậu quả gì sẽ xảy ra nếu không có thực vật ?
Lời giải:
Có thể thiết kế một bảng tổng kết vai trò của thực vật trong thiên nhiên như sau :
STT |
Vai trò của thực vật trong thiên nhiên |
Hậu quả xảy ra nếu không có thực vật |
1 |
Nhờ quá trình quang hợp, thực vật góp phần ổn định lượng khí cacbônic và ôxi trong không khí. |
Khí ôxi giảm, khí cacbônic tăng làm ảnh hưởng đến hô hấp của người và động vật, làm ô nhiễm môi trường. |
2 |
Nhờ lá cây có khả năng ngăn bụi và khí thải độc hại do sản xuất và giao thông gây ra ; một số cây tiết ra các chất có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh làm giảm ô nhiễm môi trường. |
- Lượng khí cacbônic tăng góp phần làm tăng nhiệt độ môi trường. - Không khí bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. |
3 |
Nhờ tác dụng của tán cây cản bớt ánh sáng và gió nên khí hậu được mát mẻ do nhiệt độ giảm, lượng mưa tăng góp phần điều hoà khí hậu. |
Khí hậu nóng, khô làm nhiệt độ trái đất tăng lên. |
4 |
Hạn chế ngập lụt, hạn hán. Bảo vệ nguồn nước ngầm. |
- Gây ngập lụt. - Mất nguồn nước ngầm, gây hạn hán. |
5 |
Bộ rễ cây có tác dụng giữ đất ; thân cây và tán lá cản bớt dòng chảy của lượng nước mưa, đất không bị rửa trôi nên giữ đất, chống được xói mòn, sụt lở. |
Đất mặt bị rửa trôi, chất đất màu mỡ bị mất làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. |
Bài 2. Nêu vai trò của thực vật đối với động vật và đối với đời sống con người.
Lời giải :
Vai trò của thực vật đối với động vật và đối với đời sống con người :
- Thực vật cung cấp ôxi và là thức ăn cho động vật và người.
- Cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật.
- Cung cấp lương thực, thực phẩm, dược liệu, vật liệu xây dựng, vật liệu sản xuất, cây làm cảnh... cho con người.
- Một số thực vật cũng gây hại cho động vật và người.
Bài 3. Vì sao phải tích cực trồng cây, gây rừng ?
Lời giải :
Phải tích cực trồng cây, gây rừng vì :
- Vai trò của thực vật trong thiên nhiên và vai trò của thực vật đối với động vật và đời sống con người vô cùng quan trọng.
- Nếu không có thực vật thì :
+ Khí ôxi giảm, khí cacbônic tăng ỉàm ảnh hưởng đến hô hấp của người và động vật, làm ô nhiễm môi trường.
+ Lượng khí cacbônic tăng góp phần làm tăng nhiệt độ môi trường. Không khí bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
+ Khí hậu nóng, khô làm nhiệt độ trái đất tăng lên.
+ Gây ngập lụt, mất nguồn nước ngầm, gây hạn hán.
+ Đất mặt bị rửa trôi, chất đất màu mỡ bị mất làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
+ Mất nguồn cung cấp thức ăn và nơi ở của động vật.
+ Mất nguồn cung cấp sản phẩm và nguyên liệu cần cho đời sống và sản xuất của con người.
Bài 4. Vì sao cần phải bảo vệ sự đa dạng của thực vật ở Việt Nam ?
Lời giải :
Cần phải bảo vệ tính đa dạng của thực vật ở Việt Nam vì:
- Tính đa dạng của thực vật là sự phong phú về các loài, các cá thể của loài và môi trường sống của chúng.
- Nước ta có tính đa dạng cao về thực vật: số loài thực vật nhiều trong đó nhiều loài có giá trị kinh tế và khoa học ; môi trường sống phong phú, đa dạng.
- Nhưng hiện nay tính đa dạng về thực vật của nước ta đang bị suy giảm do khai thác rừng bừa bãi, nhiều loài thực vật bị khai thác quá mức trở nên quý hiếm, diện tích rừng bị thu hẹp hoặc bị mất đi làm số loài, số cá thể của loài bị giảm sút thậm chí một số loài có nguy cơ bị tiêu diệt.
Giaibaitap.me
Giải bài tập tự luận trang 95 chương IX Vai trò của thực vật Sách bài tập (SBT) Sinh học 6. Câu 1: Hãy vẽ sơ đồ trao đổi khí. Nhờ đâu thực vật có khả năng điều hoà lượng khí cacbônic và ôxi trong không khí ?...
Giải bài tập trắc nghiệm trang 9 chương IX vai trò của thực vật Sách bài tập (SBT)Sinh học 6. Câu 1: Thực vật góp phần quan trọng trong việc hạn chế...
Giải bài tập trang 105 chương X Vi khuẩn - Nấm - Địa y Sách bài tập (SBT) Sinh học 6. Câu 1: Hãy lập bảng so sánh về môi trường sống, lối sống, hình dạng và tổ chức cơ thể, đặc điểm cấu tạo, đặc điểm sinh sản của Vi khuẩn, Nấm và Địa y....
Giải bài tập tự luận trang 107 chương X Vi khuẩn - Nấm - Địa y Sách bài tập (SBT) Sinh học 6. Câu 1: Hãy nhận xét về kích thước, cấu tạo, dinh dưỡng, phân bố của vi khuẩn rồi điền vào bảng sau:...