Bài 19.6 trang 60 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Dùng những dụng cụ chính xác, người ta đo được thể tích của cùng một lượng benzen (chất lỏng dễ cháy) ở những nhiệt độ khác nhau
1. Hãy tính độ tăng thể tích (so với V0) theo nhiệt độ rồi điền vào bảng.
Nhiệt độ (°C) |
Thể tích (cm3) |
Độ tăng thế tích (cm3) |
0 |
V0 = 1000 |
AV0 = |
10 |
V1 = 1011 |
AV1 = |
20 |
V2 = 1022 |
AV2 = |
30 |
V3 = 1033 |
AV3 = |
40 |
V4 = 1044 |
AV4 = |
b) Có thể dựa vào đường biểu diễn này để tiên đoán độ tăng thể tích ở 25°C không? Làm thế nào?
Trả lời:
1. Hãy tính độ tăng thể tích (so với V0) theo nhiệt độ rồi điền vào bảng.
Nhiệt độ (°C) |
Thể tích (cm3) |
Độ tăng thế tích (cm3) |
0 |
V0 = 1000 |
AV0 = 0 |
10 |
V1 = 1011 |
AV1 = 11cm3 |
20 |
V2 = 1022 |
AV2 = 22cm3 |
30 |
V3 = 1033 |
AV3 = 33cm3 |
40 |
V4 = 1044 |
AV4 = 44cm3 |
2. Xem hình bên dưới
a) Các dấu + nằm trên một đường thẳng.
b) Có thể dựa vào đường biểu diễn này để tiên đoán độ tăng thể tích. Khoảng 27cm3Bài 19.7 trang 60 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Bài 19.7. Một bình cầu đựng nước có gắn một ông thủy tình như hình 19.3. Khi đặt bình vào một chậu đựng nước đá thì mực nước trong ống thủy tinh
A. mới đầu dâng lên một chút, sau đó hạ xuống bằng mức ban đầu.
B. mới đầu hạ xuống một chút, sau đó dâng lên cao hơn mức ban đầu.
C. mới đầu hạ xuống một chút, sau đó dâng lên bằng mức ban đầu.
D. mới đầu dâng lên một chút, sau đó hạ xuống thấp hơn mức ban đầu
Trả lời:
Chọn B
Mới đầu hạ xuống một chút vì khi đó bình nở ra nhưng nước chưa kịp nở, sau đó dâng lên cao hơn mức ban đầu vì khi này nước nở ra và nước nở ra nhiều hơn bình.
Bài 19.8 trang 61 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Bài 19.8. Hai bình cầu 1 và 2 vẽ ở hình 19.4 có cùng dung tích, cùng chứa đầy nước. Các ống thủy tinh cắm ở hai bình có đường kính trong d1 > d2. Khi tăng nhiệt độ của hai bình lên như nhau thì
A. mực nước trong ống thủy tinh của bình 1 dâng lên cao hơn mực nước trong ống thủy tinh của bình 2.
B. mực nước trong ông thủy tinh của bình 2 dâng lên cao hơn mực nước trong ống thủy tinh của bình 1.
C. mực nước trong hai ống thủy tinh dâng lên như nhau.
D. mực nước trong hai ống thủy tinh không thay đổi.
Trả lời:
Chọn B
Khi tăng nhiệt độ của hai bình lên như nhau thì mực nước trong ống thủy tinh của bình 2 dâng lên cao hơn mực nước trong ông thủy tinh của bình 1.Vì sằng thể tích tăng như nhau nhưng vì d1 > d2 nên độ cao h1 < h2
Bài 19.9 trang 61 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Bài 19.9. Ba bình cầu 1, 2, 3 (H.19.5a) có cùng dung tích, nút có cắm các ống thủy tinh đường kính trong bằng nhau. Bình 1 đựng đầy nước, bình 2 đựng đầy rượu, bình 3 đựng đầy dầu hỏa. Tăng nhiệt độ của ba bình cho tới khi mực chất lỏng trong ba ống thủy tinh dâng lên bằng nhau (H.19.5b). Khi đó
A. nhiệt độ ba bình như nhau.
B. bình 1 có nhiệt độ thấp nhât.
C. bình 2 có nhiệt độ thấp nhất.
D. bình 3 có nhiệt độ thấp nhất.
Trả lời:
Chọn C
Rượu nở nhiều nhất nên đế thể tích bằng nhau thì bình rượu có nhiệt độ thấp nhất.
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 61, 62 bài 19 sự nở vì nhiệt của chất lỏng Sách bài tập (SBT) Vật lí 6. Câu 19.10: Nước ở trường hợp nào dưới đây có trọng lượng riêng lớn nhất?...
Giải bài tập trang 63 bài 20 sự nở vì nhiệt của chất khí Sách bài tập (SBT) Vật lí 6. Câu 20.1: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?...
Giải bài tập trang 63, 64 bài 20 sự nở vì nhiệt của chất khí Sách bài tập (SBT) Vật lí 6. Câu 20.5: Có người giải thích quả bóng bàn bị bẹp, khi được nhúng vào nước nóng sẽ phổng lên như cũ...
Giải bài tập trang 64, 65 bài 20 sự nở vì nhiệt của chất khí Sách bài tập (SBT) Vật lí 6. Câu 20.9: Xoa hai tay vào nhau rồi áp chặt vào bình cầu vẽ ở hình 20.5, thì thấy giọt nước trong nhánh nằm ngang của ống thủy tính gắn vào bình cầu...