Bài 19.10 trang 61 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Bài 19.10. Nước ở trường hợp nào dưới đây có trọng lượng riêng lớn nhất?
A. Thể lỏng, nhiệt độ cao hơn 4°C.
B. Thể lỏng, nhiệt độ bằng 4°C.
C. Thế rắn, nhiệt độ bằng 0°C.
D. Thể hơi, nhiệt độ bằng 100°C.
Trả lời:
Chọn B
Vì nếu cùng một khối lượng nước thì ở thể lỏng, nhiệt độ bằng 4°C có thể tích nhỏ nhất nên trọng lượng riêng lớn nhất.
Bài 19.11 trang 62 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Bài 19.11. Khối lượng riêng của rượu ở 0°C là 800kg/m3. Tính khối lượng riêng của rượu ở 50°C, biết rằng khi nhiệt độ tăng thêm 1°C thì thể tích của rượu tăng thêm \({1 \over {1000}}\) thể tích của nó ở 0°C.
Trả lời:
Xét 1m3 rượu ở 0°C thì có khối lượng 800kg
Vậy thể tích ở 50°C là:
\(V = {V_0} + {1 \over {1000}}{V_0}.t = 1 + {1 \over {1000}}.50 = 1,05{m^3}\)
Khối lượng riêng của rượu ở 50°C là:
\(D = {m \over V} = {{800} \over {1,05}} = 762kg/{m^3}\)
Bài 19.12 trang 62 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Bài 19.12. Dụng cụ vẽ ở hình 19.6 dùng để đo sự nở vì nhiệt của chất lỏng. Ở nhiệt độ t1°C mực nước trong ống thủy tinh ở vị trí số 0, ở nhiệt độ t2°C mực nước trong ống thủy tinh ở vị trí số 5. Độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên ông thủy tinh là 1cm3.
a) Hỏi khi tăng nhiệt độ từ t1°C lên t2°C, thể tích chất lỏng tăng lên bao nhiêu cm3.
b) Kết quả đo đó có chính xác không? Tại sao?
Trả lời:
a) Khi tăng nhiệt độ từ t1°C lên t2°C, thể tích chất lòng tăng lên là 1cm3.
b) Kết quả đo đó không thật chính xác, vì rằng tuy nước nở ra nhưng bình cũng nở ra nên độ nở thực của nước phải lớn hơn một ít.
Bài 19.13 trang 62 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Bài 19.13. Hình 19.7 vẽ thí nghiệm dùng để minh họa sự nở vì nhiệt đặc biệt của nước.
Hãy dựa vào hình để trả lời các câu hỏi sau:
a) Ở thí nghiệm hình 19.7a, nước được đưa tới nhiệt độ nào?
b) Ở thí nghiệm hình 19.7b, nước được đưa tới nhiệt độ nào? Thể tích của nước thay đổi như thế nào từ thí nghiệm hình 19.7a sang thí nghiệm hình 19.7b?
c) Ở thí nghiệm hình 19.7c, nước được đưa tới nhiệt độ nào? Thể tích của nước thay đổi như thế nào từ thí nghiêm hình 19.7b sang thí nghiệm hình 19.7c?
d) Từ các thí nghiệm rút ra kết luận gì về sự nờ vì nhiệt của nước?
Trả lời:
a) Ở thí nghiệm hình 19.7a, nước được đưa tới nhiệt độ 0°C
b) Ở thí nghiệm hình 19.7b, nước được đưa tới nhiệt độ 4°C. Thể tích của nước giảm từ thí nghiệm hình 19.7a sang thí nghiệm hình 19.7b.
c) Ở thí nghiệm hình 19.7c, nước được đưa tới nhiệt độ 7°C? Thể tích của nước tăng từ thí nghiệm hình 19.7b sang thí nghiệm hình 19.7c.
d) Từ các thí nghiệm rút ra kết luận: Sự nở vì nhiệt của nước là đặc biệt. Từ 0°C đến 4°C thế tích nước giảm khi tăng nhiệt độ. Tai 4°C thể tích nước giảm đến nhỏ nhất. Nhiệt độ tăng trên 4°C thì thể tích nước lại tăng theo nhiệt độ.
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 63 bài 20 sự nở vì nhiệt của chất khí Sách bài tập (SBT) Vật lí 6. Câu 20.1: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?...
Giải bài tập trang 63, 64 bài 20 sự nở vì nhiệt của chất khí Sách bài tập (SBT) Vật lí 6. Câu 20.5: Có người giải thích quả bóng bàn bị bẹp, khi được nhúng vào nước nóng sẽ phổng lên như cũ...
Giải bài tập trang 64, 65 bài 20 sự nở vì nhiệt của chất khí Sách bài tập (SBT) Vật lí 6. Câu 20.9: Xoa hai tay vào nhau rồi áp chặt vào bình cầu vẽ ở hình 20.5, thì thấy giọt nước trong nhánh nằm ngang của ống thủy tính gắn vào bình cầu...
Giải bài tập trang 66 bài 21 một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt Sách bài tập (SBT) Vật lí 6. Câu 21.1: Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước bình thủy), rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này?...