Bài 20.9 trang 64 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Bài 20.9. Xoa hai tay vào nhau rồi áp chặt vào bình cầu vẽ ở hình 20.5, thì thấy giọt nước trong nhánh nằm ngang của ống thủy tính gắn vào bình cầu:
A. dịch chuyển sang phải.
B. dịch chuyển sang trái,
C. đứng yên.
D. mới đầu dịch chuyển sang trái một chút, sau đó sang phải.
Trả lời:
Chọn D
Xoa hai tay vào nhau rồi áp chặt vào bình cầu vẽ ở hình 20.5, thì thấy giọt nước trong nhánh nằm ngang của ống thủy tinh
gắn vào bình cầu mới đầu dịch chuyển sang trái một chút, do bình thủy tinh tiếp xúc với tay nóng lên nở ra còn chất khí chưa nở kịp, sau đó chất khí cũng nóng lên và nở nhiều hơn bình nên đẩy giọt nước sang phải.
Bài 20.10 trang 65 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Bài 20.10. Câu nào sau đây nói về sự nở vì nhiệt của các chất khí ô-xi, hi-đrô và cac-bo-nic là đúng khi làm thí nghiệm như mô tả ở bài 20.9 với các chất khí này?
A. Hi-đrô nở vì nhiệt nhiều nhất.
B. Cac-bo-nic nở vì nhiệt ít nhất,
C. Ô-xi nở vì nhiệt ít hơn hi-đrô nhưng nhiều hơn cac-bo-nic.
D. Cả ba chất đều nở vì nhiệt như nhau.
Trả lời:
Chọn D
Từ thí nghiệm như mô tả ở bài 20.9 về sự nở vì nhiệt của các chất khí ô- xi, hi-đrô và các-bô-níc ta thấy cả ba chất đều nở vì nhiệt như nhau.
Bài 20.11 trang 65 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Bài 20.11. Thí nghiệm vẽ ở hình 20.6 dùng để xác định xem thể tích củakhông khí tăng thêm bao nhiêu so với thể tích ban đầu khi nhiệt độ của nó tăng thêm 1°C. Giá trị này là \(\alpha = {{\Delta V} \over {\Delta {V_0}}}\) , trong đó AV là độ tăng thể tích ban đầu của nó. Biết thể tích không khí ở nhiệt độ ban đầu là 100ccm3, ĐCNN của ống thủy tinh là 0,5ccm3. Hãy dựa vào thí nghiệm trong hình để xác định α.
Trả lời:
Giọt nước dịch 7 độ chia vậy độ tăng thể tích: ∆VT = 7.0,5 = 3,5cm3
Độ tăng cho 1°C là ΔV = 3,5cm3/9,5 = 0,3684cm3
Giá trị \(\alpha = {{\Delta V} \over {{V_0}}} = {{0,3684} \over {100}} = 0,003684 \approx {1 \over {273}}\)
Bài 20.12 trang 65 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Bài. 20.12. Ô chữ về sự nở vì nhiệt.
Hàng ngang
1. Một cách làm cho thế tích của vật rắn tăng.
2. Hiện tượng xảy ra khi vật rắn được nung nóng.
3. Một trong những nguyên nhân làm cho thể tích chất khí tăng.
4. Dụng cụ dùng để đo thể tích của chất lỏng.
5. Từ dùng để so sánh sự nở vì nhiệt của các chất khí khác nhau.
6. Dụng cụ dùng để đo nhiệt độ.
7. Từ dùng để so sánh sự nở vì nhiệt cùa chất khí và chất lỏng.
8. Đơn vị của đại lượng này là °c.
9. Từ dùng để chỉ sự thay đổi thể tích cùa vật rắn khi bị hơ nóng
Hàng dọc được tô đậm
Từ xuất hiện nhiều nhât trong các bài từ 18 đến 21.
Trả lời
Ô chữ về sự nở vì nhiệt
Giải bài tập trang 66 bài 21 một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt Sách bài tập (SBT) Vật lí 6. Câu 21.1: Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước bình thủy), rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này?...
Giải bài tập trang 67, 68 bài 21 một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt Sách bài tập (SBT) Vật lí 6. Câu 21.6: Hình 21.4 trình bày hoạt động của bộ phận điều chỉnh lượng ga tự động trong lò đốt dùng ga khi nhiệt độ lò tăng...
Giải bài tập trang 68 bài 21 một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt Sách bài tập (SBT) Vật lí 6. Câu 21.11: Một thanh đồng gồm hai đoạn AB và BC vuông góc với nhau như hình 21.6. Đầu c được giữ cố định....
Giải bài tập trang 69 bài 22 nhiệt kế, thang nhiệt độ Sách bài tập (SBT) Vật lí 6. Câu 22.1: Nhiệt kế nào dưới đây có thể dùng để đo nhiệt độ của băng phiến đang nóng chảy?...