Bài 19.1 trang 59 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Bài 19.1. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng?
A. Khối lượng của chất lỏng tăng.
B. Trọng lượng của chất lỏng tăng,
C. Thể tích của chất lỏng tăng.
D. Khối lượng, trọng lượng và thế tích đều tăng.
Trả lời:
Chọn C.
Khi đun nóng một lượng chất lỏng, chất lỏng nở ra vậy thể tích của chất lỏng tăng.
Bài 19.2 trang 59 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Bài 19.2. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra đối với khối lượng riêng của một chất lỏng khi đun nóng một lượng chất lỏng này trong một bình thủy tinh?
A. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng.
B. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm.
C. Khối lượng riêng của chất lỏng không thay đổi.
D. Khối lượng riêng của chất lỏng thoạt đầu giảm, rồi sau đó mới tăng.
Trả lời:
Chọn B
Khi đun nóng một lượng chất lỏng trong một bình thủy tinh thì khối lượng riêng của chất lỏng giảm vì thể tích tăng còn khối lượng không đổi.
Bài 19.3 trang 59 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Bài 19.3. Hãy mô tả thí nghiệm vẽ ở hình 19.1 và giải thích
Trả lời:
Khi đun, thoạt tiên mực nước trong ống tụt xuống một chút, sau đó mới dâng lên cao hơn mức ban đầu.
Bởi vì, bình thủy tinh tiếp xúc với ngọn lửa trước, nở ra làm cho chất lỏng trong ống tụt xuống. Sau đó, nước cũng nóng lên và nở ra. Vì nước nở nhiều hơn thủy tinh, nên mực nước trong ống lại dâng lên và dâng lên cao hơn mức ban đầu.
Bài 19.4 trang 59 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Bài 19.4. Tại sao ở các bình chia độ thường có ghi 20°C?
Trả lời:
Vì thể tích của bình phụ thuộc nhiệt độ. Trên bình ghi 20°C, có nghĩa là các giá trị về thể tích ghi trên bình chỉ đúng ở nhiệt độ trên. Khi đo chất lỏng ở nhiệt độ khác 20°C thì giá trị đo được không hoàn toàn chính xác.
Tuy nhiên sai số này rất nhỏ, không đáng kể với các thí nghiệm không đòi hỏi độ chính xác cao.
Bài 19.5 trang 59 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Bài 19.5*. An định đổ đầy nước vào một chai thủy tinh rồi nút chặt lại và bỏ vào ngăn làm nước đá của tủ lạnh. Bình ngăn không cho An làm, vì nguy hiểm. Hãy giải thích tại sao?
Trả lời:
Do nước khi đông đặc lại thành nước đá thì thể tích tăng, sẽ làm chai thủy tinh đựng nước bị nứt vỡ gây nguy hiểm.
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 60, 61 bài 19 sự nở vì nhiệt của chất lỏng Sách bài tập (SBT) Vật lí 6. Câu 19.6: Dùng những dụng cụ chính xác, người ta đo được thể tích của cùng một lượng benzen (chất lỏng dễ cháy) ở những nhiệt độ khác nhau...
Giải bài tập trang 61, 62 bài 19 sự nở vì nhiệt của chất lỏng Sách bài tập (SBT) Vật lí 6. Câu 19.10: Nước ở trường hợp nào dưới đây có trọng lượng riêng lớn nhất?...
Giải bài tập trang 63 bài 20 sự nở vì nhiệt của chất khí Sách bài tập (SBT) Vật lí 6. Câu 20.1: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?...
Giải bài tập trang 63, 64 bài 20 sự nở vì nhiệt của chất khí Sách bài tập (SBT) Vật lí 6. Câu 20.5: Có người giải thích quả bóng bàn bị bẹp, khi được nhúng vào nước nóng sẽ phổng lên như cũ...