Bài 39 trang 109 SGK Hình học 10 Nâng cao
Viết phương trình chính tắc của hypebol (H) trong mỗi trường hợp sau
a) (H) có một tiêu điểm là (5, 0) và độ dài trục thực bằng 8;
b) (H) có tiêu cự bằng \(2\sqrt 3 \) , một đường tiệm cận là \(y = {2 \over 3}x;\)
c) (H) có tâm sai \(e = \sqrt 5 \) và đi qua điểm \((\sqrt {10} ;6).\)
Giải
a) Ta có: \(c = 5,a = 4 \Rightarrow {b^2} = {c^2} - {a^2} = 9 \Rightarrow b = 3\)
Vậy (H) có phương trình là: \({{{x^2}} \over {16}} - {{{y^2}} \over 9} = 1.\)
b) Ta có: \(c = \sqrt 3 ;{b \over a} = {2 \over 3} \Rightarrow b = {{2a} \over 3}\)
\({c^2} = {a^2} + {b^2} = 3 \Rightarrow {a^2} + {{4{a^2}} \over 9} = 3\)
\(\Rightarrow {a^2} = {{27} \over {13}};{b^2} = 3 - {{27} \over {13}} = {{12} \over {13}}.\)
Vậy (H) có phương trình là: \({{{x^2}} \over {{{27} \over {13}}}} - {{{y^2}} \over {{{12} \over {13}}}} = 1.\)
c) Ta có: \(e = {c \over a} = \sqrt 5 \Rightarrow {c^2} = 5{a^2} \Rightarrow {b^2} = 4{a^2}\,\,\,\,\,(1)\)
Giả sử: \((H):{{{x^2}} \over {{a^2}}} - {{{y^2}} \over {{b^2}}} = 1\)
Vì \(M\left( {\sqrt {10} ;6} \right) \in (H)\) nên: \({{10} \over {{a^2}}} - {{36} \over {{b^2}}} = 1 \Leftrightarrow 10{b^2} - 36{a^2} = {a^2}{b^2}\,\,\,(2)\)
Thay (1) vào (2) ta được: \(40{a^2} - 36{a^2} = {a^2}\left( {4{a^2}} \right) \Rightarrow {a^2} = 1;{b^2} = 4\)
Vậy (H) có phương trình là: \({{{x^2}} \over 1} - {{{y^2}} \over 4} = 1.\)
Bài 40 trang 109 SGK Hình học 10 Nâng cao
Chứng minh rằng tích các khoảng cách từ một điểm bất kì thuộc hypebol đến hai đường tiệm cận của nó là một số không đổi.
Giải
Giả sử (H) có phương trình chính tắc là: \({{{x^2}} \over {{a^2}}} + {{{y^2}} \over {{b^2}}} = 1\)
Phương trình tiệm cận của (H) là: \({d_1}:y = {b \over a}x \Leftrightarrow bx - ay = 0\)
\({d_2}:y = - {b \over a}x \Leftrightarrow bx + ay = 0\)
Gọi \(M\left( {{x_0};{y_0}} \right) \in (H)\) ta có: \({{x_0^2} \over {{a^2}}} - {{y_0^2} \over {{b^2}}} = 1 \Leftrightarrow {b^2}x_0^2 - {a^2}y_0^2 = {a^2}{b^2}\)
Ta có: \(d\left( {M,{d_1}} \right).d\left( {M,{d_2}} \right) = {{|b{x_0} - a{y_0}|} \over {\sqrt {{a^2} + {b^2}} }}.{{|b{x_0} + a{y_0}|} \over {\sqrt {{a^2} + {b^2}} }} \)
\(= {{|{b^2}x_0^2 - {a^2}y_0^2|} \over {{a^2} + {b^2}}} = {{{a^2}{b^2}} \over {{a^2} + {b^2}}}\) không đổi
Bài 41 trang 109 SGK Hình học 10 Nâng cao
Trong mặt phẳng tọa độ cho hai điểm \({F_1}\left( { - \sqrt 2 ; - \sqrt 2 } \right);\,{F_2}\left( {\sqrt 2 ;\sqrt 2 } \right).\) Chứng minh rằng với mỗi điểm M(x, y) nằm trên đồ thị hàm số \(y = {1 \over x},\) ta đều có
\(M{F_1}^2 = {\left( {x + {1 \over x} + \sqrt 2 } \right)^2};M{F_2}^2 = {\left( {x + {1 \over x} - \sqrt 2 } \right)^2}.\)
Từ đó suy ra \(|M{F_1} - M{F_2}| = 2\sqrt 2 .\)
Giải
Giả sử: \(M\left( {x;y} \right) \in \left( H \right):\,y = {1 \over x}\) ta có:
\(\eqalign{
& M{F_1^2} = {\left( {x + \sqrt 2 } \right)^2} + {\left( {{1 \over x} + \sqrt 2 } \right)^2} \cr&\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = {x^2} + 2\sqrt 2 .x + 2 + {1 \over {{x^2}}} + 2\sqrt 2 .{1 \over x} + 2 \cr
& \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = \left( {{x^2} + {1 \over {{x^2}}} + 2} \right) + 2\sqrt 2 \left( {x + {1 \over x}} \right) + 2 \cr
& \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = {\left( {{x^2} + {1 \over x}} \right)^2} + 2\left( {x + {1 \over x}} \right).\sqrt 2 + {\left( {\sqrt 2 } \right)^2} \cr
& \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = {\left( {x + {1 \over x} + \sqrt 2 } \right)^2} \cr
& M{F_2}^2 = {\left( {x - \sqrt 2 } \right)^2} + {\left( {{1 \over x} - \sqrt 2 } \right)^2} \cr&\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \;= {\left( {x + {1 \over x}} \right)^2} - 2\sqrt 2 \left( {x + {1 \over x}} \right) + 2 \cr
& \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = {\left( {x + {1 \over x} - \sqrt 2 } \right)^2} \cr} \)
Từ đó suy ra:
+) Với x > 0 thì \(x + {1 \over x} \ge 2\) (theo bất đẳng thức cô si)
Khi đó: \(M{F_1} = x + {1 \over x} + \sqrt 2 ;M{F_2} = x + {1 \over x} - \sqrt 2 \)
\(\Rightarrow M{F_1} - M{F_2} = 2\sqrt 2 .\)
+) Với x < 0 thì \(\left| {x + {1 \over x}} \right| = |x| + {1 \over {|x|}} \ge 2 \Rightarrow x + {1 \over x} \le - 2\)
Khi đó: \(M{F_1} = - x - {1 \over x} - \sqrt 2 ;M{F_2} = - x - {1 \over x} + \sqrt 2\)
\( \Rightarrow M{F_1} - M{F_2} = - 2\sqrt 2 \)
Vậy \(|M{F_1} - M{F_2}| = 2\sqrt 2 .\)
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 112 bài 7 đường parabol SGK Hình học 10 Nâng cao. Câu 42: Phương trình chính tắc của parabol...
Giải bài tập trang 112 bài 7 đường parabol SGK Hình học 10 Nâng cao. Câu 45: Cho dây cung AB đi qua tiêu điểm của parabol (P)...
Giải bài tập trang 114 bài 8 ba đường conic SGK Hình học 10 Nâng cao. Câu 47: Xác định tiêu điểm và đường chuẩn của các đường cônic sau...
Giải bài tập trang 118, 199 bài ôn tập chương III phương pháp tọa độ trong mặt phẳng SGK Hình học 10 nâng cao. Câu 5: Một hình bình hành có hai cạnh nằm trên hai đường thẳng x + 3y - 6 = 0 và 2x - 5y - 1 = 0...