Trang chủ
Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
3.6 trên 5 phiếu

Giải bài tập Toán 10 Nâng cao

CHƯƠNG II. HÀM SỐ BẬC NHẤT VÀ BẬC HAI

Giải bài tập trang 46, 47 bài 1 đại cương về hàm số SGK Đại số 10 nâng cao. Câu 13: Dựa vào đồ thị, hãy lập bảng biến thiên của hàm số đó...

Bài 13 trang 46 SGK Đại số 10 nâng cao

Hàm số \(y = {1 \over x}\) có đồ thị như hình 2.10

a) Dựa vào đồ thị, hãy lập bảng biến thiên của hàm số đó

b) Bằng tính toán, hãy khảo sát sự biến thiên của hàm số trên khoảng  (-∞, 0) và (0, +∞) và kiểm tra lại kết quả so với bảng biến thiên đã lập

 

Giải

a) Bảng biến thiên của hàm số

 

b) Với x1, x2 ∈ \((-∞; 0)\) và x1 ≠ x2; ta có:

\({{f({x_2}) - f({x_1})} \over {{x_2} - {x_1}}} = {{{1 \over {{x_2}}} - {1 \over {{x_1}}}} \over {{x_2} - {x_1}}} = {{ - 1} \over {{x_1}{x_2}}} < 0\) (vì x1 < 0; x2 < 0)

Vậy hàm số \(y = {1 \over x}\) nghịch biến trên \((-∞; 0)\)

Tương tự hàm số \(y = {1 \over x}\) cũng nghịch biến trên \((0; +∞)\)

 


Bài 14 trang 47 SGK Đại số 10 nâng cao

Tập con S của tập số thực \(\mathbb R\) gọi là đối xứng nếu mọi x thuộc S, ta đều có – x thuộc S. Em có nhận xét gì về tập xác định của một hàm số chẵn (lẻ).

Từ nhận xét đó, em có kết luận gì về tính chẵn – lẻ của hàm số \(y = \sqrt x \) ? Tại sao?

Giải

Tập xác định của một hàm số chẵn (lẻ) là tập đối xứng.

Hàm số \(y = \sqrt x \) không là hàm số chẵn, cũng không là hàm số lẻ vì tập xác định của nó là \(D = [0; +∞)\) không phải là tập đối xứng (do 1 ∈ D nhưng -1 ∉ D).

 


Bài 15 trang 47 SGK Đại số 10 nâng cao

Gọi (d) là đường thẳng \(y = 2x\) và (d’) là đường thẳng \(y = 2x – 3\). Ta có thể coi (d’) có được là do tịnh tiến (d):

a) Lên trên hay xuống dưới bao nhiêu đơn vị?

b) Sang trái hay sang phải bao nhiêu đơn vị?

Giải

a)

(d’) có được là do tịnh tiến xuống dưới 3 đơn vị

b) Ta có:

\(y = 2x - 3 = 2(x - {3 \over 2})\) 

Vậy (d’) có được là do tịnh tiến (d) sang phải \({3 \over 2}\) đơn vị.

 


Bài 16 trang 47 SGK Đại số 10 nâng cao

Cho đồ thị (H) của hàm số: \(y =  - {2 \over x}\)

a) Tịnh tiến (H) lên trên 1 đơn vị, ta được đồ thị của hàm số nào ?

b) Tịnh tiến (H) sang trái 3 đơn vị, ta được đồ thị của hàm số nào?

c) Tịnh tiến (H) lên trên 1 đơn vị, sau đó tịnh tiến đồ thị nhận được sang trái 3 đơn vị, ta được đồ thị của hàm số nào ?

Giải

a)  Tịnh tiến (H) lên trên 1 đơn vị, ta được đồ thị hàm số \(y = {{ - 2} \over x} + 1\)

b) Tịnh tiến (H) sang trái 3 đơn vị, ta được đồ thị hàm số \(y =  - {2 \over {x + 3}}\)

c) Tịnh tiến (H) lên trên 1 đơn vị, sau đó tịnh tiến đồ thị nhận được sang trái 3 đơn vị, ta được đồ thị hàm số \(y =  - {2 \over {x + 3}} + 1\)

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác