Trang chủ
Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
3.7 trên 25 phiếu

Giải bài tập Toán 10

CHƯƠNG I. MỆNH ĐỀ TẬP HỢP

Giải bài tập trang 13 bài 2 tập hợp Sách giáo khoa (SGK) Toán 10. Câu 1: Hãy liệt kê các phân tử của tập hợp ...

Bài 1 trang 13 sgk đại số 10

a) Cho \(A = \left\{x ∈\mathbb N| x < 20\text{ và } x \text { chia hết cho } 3\right\}\)

Hãy liệt kê các phân tử của tập hợp \(A\).

b) Cho tập hợp \(B = \left\{2, 6, 12, 20, 30\right\}\).

Hãy xác định \(B\) bằng cách chỉ ra một tính chất đặc trưng cho các phần tử của nó.

c) Hãy liệt kê các phần tử của tập hợp các học sinh lớp em cao dưới \(1m60\).

Giải:

a) \(A = \left\{0, 3, 6, 9, 12, 15, 18\right\}\).

b) \(B = \left\{x ∈\mathbb N | x = n(n+1), n ∈\mathbb N, 1 ≤ n ≤ 5\right\}\).

c) Học sinh tự thực hiện.

 


Bài 2 trang 13 sgk đại số 10

Trong hai tập hợp \(A\) và \(B\) dưới đây, tập hợp nào là con của tập hợp còn lại ? Hai tập hợp \(A\) và \(B\) có bằng nhau không ?

a) \(A\) là tập hợp các hình vuông

     \(B\) là tập hợp các hình thoi.

b) \(A =\left\{n ∈\mathbb N |n \text { là một ước chung của } 24 \text { và } 30\right\}\)

     \(B = \left\{ n ∈ \mathbb N| n \text { là một ước của } 6\right\}\).

Giải:

a) Mỗi hình vuông là một hình thoi (có một góc vuông). Vậy \(A ⊂ B, A ≠ B\).

b) Mỗi số là ước của \(6\) là một ước chung của \(24\) và \(30\).

\(n ∈ B \Rightarrow n ∈ A\). Vậy \(B ⊂ A\).

\(24\) và \(30\) có ước chung lớn nhất là \(6\), do đó mỗi ước chung của \(24\) và \(30\) là một ước của \(6\). Vậy \(A ⊂ B\). Suy ra \(A= B\).

 


Bài 3 trang 13 sgk đại số 10

Tìm tất cả các tập con của tập hợp sau

a) \(A = \left\{a, b\right\}\);

b) \(B = \left\{0, 1, 2\right\}\).

Giải:

a) Các tập con của \(A\) là: \(\left\{a\right\}\), \(\left\{b\right\}\), \(\left\{\phi\right\}\), \(A\).

b) \(\left\{0\right\}\), \(\left\{1\right\}\), \(\left\{2\right\}\), \(\left\{0,1\right\}\), \(\left\{0,2\right\}\), \(\left\{1,2\right\}\), \(\left\{\phi\right\}\), \(B\).

Ghi chú: Tập hợp \(\left\{\phi\right\}\) là tập hợp con của tập hợp bất kì. Mỗi một tập hợp là tập hợp con của chính nó.

 

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác