Câu 88 trang 121 Sách Bài Tập (SBT) Toán 9 Tập 1
Điểm hạ cánh của một máy bay trực thăng ở giữa hai người quan sát A và B. Biết khoảng cách giữa hai người này là 300m, góc “nâng” để nhìn thấy máy bay tại vị trí A là $40^\circ $ và tại vị trí B là $30^\circ $ (h.34). Hãy tìm độ cao của máy bay.
Gợi ý làm bài
Gọi C là vị trí của máy bay.
Kẻ \(CH \bot AB\)
Trong tam giác vuông ACH, ta có:
\(AH = CH.\cot g\widehat A\,(1)\)
Trong tam giác vuông BCH, ta có:
\(BH = CH.\cot g\widehat B\,(2)\)
Từ (1) và (2) suy ra:
\((AH + BH) = CH.\cot g\widehat A + CH.\cot g\widehat B\)
Suy ra:
\(\eqalign{
& CH = {{AB} \over {\cot g\widehat A + \cot g\widehat B}} \cr
& = {{AB} \over {\cot g40^\circ + \cot g30^\circ }} \approx 102,606\,(cm) \cr} \)
Câu 89 trang 121 Sách Bài Tập (SBT) Toán 9 Tập 1
Cho hình thang với đáy nhỏ là 15cm, hai cạnh bên bằng nhau và bằng 25cm, góc tù bằng \(120^\circ \). Tính chu vi và diện tích của hình thang đó.
Gợi ý làm bài
Giả sử hình thang ABCD có đáy nhỏ AB = 15cm, cạnh bên AD = BC =25cm, \(\widehat {ABC} = \widehat {BAD} = 120^\circ \).
Kẻ \(AH \bot CD,BK \bot CD\)
Vì ABKH là hình chữ nhật nên:
AB = KH =15 (cm)
Ta có:
\(\widehat {ADC} + \widehat {DAB} = 180^\circ \)
Suy ra:
\(\widehat {ADC} = 180^\circ - \widehat {DAB} = 180^\circ - 120^\circ = 60^\circ \)
Trong tam giác vuông ADH, ta có:
\(\eqalign{
& DH = AD.\cos \widehat {ADC} \cr
& = 25.\cos 60^\circ = 12,5\,(cm) \cr} \)
\(\eqalign{
& AH = AD.\sin \widehat {ADC} \cr
& = 25.\sin 60^\circ = {{25\sqrt 3 } \over 2}\,)\,\,(cm) \cr} \)
Mà ∆ADH=∆BCK (cạnh huyền, cạnh góc vuông)
Suy ra: DH = CK = 12,5 (cm)
Chu vi hình thang ABCD là:
AB + BC + CD + DA = AB + BC + (CK + KH + HD) + DA
= 15 + 25 + (12,5 + 15 + 12,5) + 25 = 105 (cm)
Chu vi hình thang ABCD là:
\(\eqalign{
& {S_{ABCD}} = {{AB + CD} \over 2}.AH \cr
& = {{15 + 40} \over 2}.{{25\sqrt 2 } \over 2} \approx 595,392\,\,\left( {c{m^2}} \right) \cr} \)
Câu 90 trang 121 Sách Bài Tập (SBT) Toán 9 Tập 1
Cho tam giác ABC vuông tại A, AB = 6cm, AC = 8cm.
a) Tính \(BC,\widehat B,\widehat C\);
b) Phân giác của góc A cắt BC tại D. Tính BD, CD.
c) Từ D kẻ DE và DF lần lượt vuông góc với AB và AC. Tứ giác AEDF là hình gì? Tính chu vi và diện tích của tứ giác AEDF.
Gợi ý làm bài
a) Áp dụng định lí Pi-ta-go vào tam giác vuông ABC,ta có.
\(\eqalign{
& B{C^2} = A{B^2} + A{C^2} = {6^2} + {8^2} \cr
& = 36 + 64 = 100\,(cm) \cr} \)
Suy ra: \(BC = \sqrt {100} = 10\,(cm)\)
Ta có: \(\sin C = {{AB} \over {AC}} = {6 \over {10}} = 0,6\)
Suy ra: \(\widehat C = 36^\circ 52'\)
Ta có: \(\widehat B + \widehat C = 90^\circ \)
\( \Rightarrow \widehat B = 90^\circ - \widehat C = 90^\circ - 36^\circ 52' = 53^\circ 8'\)
b) Ta có:
\({{BD} \over {DC}} = {{AB} \over {AC}}\) (tính chất đường phân giác)
Suy ra: \({{BD} \over {BD + DC}} = {{AB} \over {AB + AC}}\)
Suy ra: \(BD = {{BC.AB} \over {BC}} = {{{{40} \over 7}.6} \over {10}} = {{24} \over 7}\,(cm)\)
Chu vi tứ giác AEDF bằng: \(4AE = 4.{{24} \over 7} = {{96} \over 7}\,(cm)\)
Diện tích tứ giác AEDF bằng: \(A{E^2} = {\left( {{{24} \over 7}} \right)^2} = {{576} \over {49}}\,\left( {c{m^2}} \right)\)
Câu 91 trang 121 Sách Bài Tập (SBT) Toán 9 Tập 1
Cho hình thang ABCD có hai cạnh bên là AD và BC bằng nhau, đường chéo AC vuông góc với cạnh bên BC. Biết AD = 5a, AC = 12a.
a) Tính \({{\sin B + c{\rm{osB}}} \over {\sin B - c{\rm{osB}}}}.\)
b) Tính chiều cao của hình thang ABCD.
Gợi ý làm bài
a) Áp dụng định lí Pi-ta-go vào tam giác vuông ABC, ta có:
\(A{B^2} = B{C^2} + A{C^2} = {(5a)^2} + {(12a)^2} = 169{a^2}\)
Suy ra: \(AB = \sqrt {169{a^2}} = 13a\)
Ta có: \(\sin \widehat B = {{AC} \over {AB}} = {{12a} \over {13a}} = {{12} \over {13}}\)
\(\cos \widehat B = {{BC} \over {AB}} = {{5a} \over {13a}} = {5 \over {13}}\)
Suy ra:
\({{\sin \widehat B + \cos \widehat B} \over {\sin \widehat B - \cos \widehat B}} = {{{{12} \over {13}} + {5 \over {13}}} \over {{{12} \over {13}} - {5 \over {13}}}} = {{{{17} \over {13}}} \over {{7 \over {13}}}} = {{17} \over {13}}.{{13} \over 7} = {{17} \over 7}\)
b) Kẻ \(CH \bot AB\)
Trong tam giác vuông BCH, ta có:
\(CH = CB.\sin \widehat B = 5a.{{12} \over {13}} = {{60a} \over {13}}\)
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 121, 122 bài ôn tập chương I - hệ thức lượng trong tam giác vuông Sách bài tập (SBT) Toán 9 tập 1. Câu 92: Cho tam giác ABC. Biết : AB = 21cm, AC = 28cm, BC = 35cm...
Giải bài tập trang 121, 122 bài ôn tập chương I - hệ thức lượng trong tam giác vuông Sách bài tập (SBT) Toán 9 tập 1. Câu 96: Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH chia cạnh huyền BC thành hai đoạn BH, CH có độ dài lần lượt là 4cm, 9cm...
Giải bài tập trang 123 bài ôn tập chương I - hệ thức lượng trong tam giác vuông Sách bài tập (SBT) Toán 9 tập 1. Câu I.1: Tính độ dài các cạnh AB, AC...
Giải bài tập trang 123 bài ôn tập chương I - hệ thức lượng trong tam giác vuông Sách bài tập (SBT) Toán 9 tập 1. Câu I.4: Các đường phân giác của bốn góc A, B, C, D cắt nhau tạo thành tứ giác MNPQ. Tính diện tích tứ giác MNPQ...