Bài 4. Hãy nêu nhận xét về 3 dạng tháp dân số (ở Ấn Độ năm 1970 (a), Việt Nam năm 1989 (b) và Thuỵ Điển năm 1955 (c)) sau đây :
Nhóm tuổi Nhóm tuổi Nhóm tuổi
Lời giải:
- Ba dạng tháp dân số biểu thị đặc trưng về thành phần nhóm tuổi của quần thế người tại 3 nước là Ấn Độ, Việt Nam và Thuỵ Điển.
- Người ta chia dân số thành nhiều nhóm tuổi khác nhau :
+ Nhóm tuổi trước sinh sản : từ sơ sinh đến dưới 15 tuổi.
+ Nhóm tuổi sinh sản : từ 15 đến 64 tuổi.
+ Nhóm tuổi sau sinh sản : từ 65 tuổi trở lên.
- Về 3 dạng tháp dân số :
+ Dạng a (tháp dân số Ấn Độ) : Đáy rộng chứng tỏ số trẻ em sinh ra hằng năm cao. Cạnh tháp xiên nhiều và đỉnh nhọn do tỉ lệ người tử vong cao (số người qua từng độ tuổi từ thấp đến cao giảm dần) và như vậy, tuổi thọ trung bình thấp.
+ Dạng b (tháp dân số Việt Nam) : Đáy rộng nhưng cạnh tháp xiên ít hơn so với dạng a chứng tỏ tỉ lệ sinh cao và tỉ lệ tử vong thấp hơn. Tuổi thọ trung bình đã cao hơn so với tháp a.
+ Dạng c (tháp dân số Thuỵ Điển) : Đáy hẹp và đỉnh không nhọn, cạnh tháp ít xiên chứng tỏ tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong thấp, tuổi thọ trung bình cao.
Lời giải:
- Dân số tăng tự nhiên là kết quả của số người được sinh ra nhiều hơn số người tử vong. Tuy nhiên, trong thực tế sự tăng hoặc giảm dân số còn tuỳ thuộc vào sự di cư.
- Ở nhiều nước trên thế giới, việc tăng dân số quá nhanh đã ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển kinh tế - xã hội và gây nên những hậu quả như thiếu lương thực, thực phẩm, thiếu nơi ở, thiếu trường học, bệnh viện, phá hoại rừng, gây ô nhiêm môi trường, chậm phát triển kinh tế...
- Để phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững thì cần phải phát triển dân số một cách hợp lí, tức là không để dân số tăng quá nhanh, phát triển dân số phải hài hoà với sự phát kinh tế - xã hội, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ tốt môi trường sống, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của người dân. Như vậy, sẽ không dẫn đến những hậu quả như trên đã nêu.
Bài 6. Mắt xích trong chuỗi thức ăn là gì ? Cho ví dụ.
Lời giải:
- Trong chuỗi thức ăn, nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.
- Mắt xích trong chuỗi thức ăn là vị trí của một loài sinh vật trong chuồi thức ăn. Tại đó, loài sinh vật này dùng loài sinh vật đứng trước (mắt xích kế cận phía trước) làm thức ăn và đến lượt nó lại bị loài sinh vật đứng sau (mắt xích kế cận phía sau) dùng làm thức ăn.
- Ví dụ chuỗi thức ăn : Cây lúa —> Sâu đục thân —> Chim —> Cáo —> Đại bàng
Giaibaitap.me
Giải bài tập trắc nghiệm trang 96 chương VII Hệ sinh thái Sách bài tập (SBT) Sinh học 9. Câu 1: Quần thể là gì ?...
Giải bài tập trắc nghiệm trang 98 chương VII Hệ sinh thái Sách bài tập (SBT) Sinh học 9. Câu 8: Mật độ quần thể không cố định mà thay đổi...
Giải bài tập trắc nghiệm trang 99 chương VII Hệ sinh thái Sách bài tập (SBT) Sinh học 9. Câu 15: Ý nào sau đây là không đúng khi nói về quần thể người ?...
Giải bài tập trắc nghiệm trang 100 chương VII Hệ sinh thái Sách bài tập (SBT) Sinh học 9. Câu 22: Dấu hiệu để nhận biết một quần xã là...