Câu 106 trang 23 Sách Bài Tập (SBT) Toán 9 Tập 1
Cho biểu thức
\(A = {{{{\left( {\sqrt a + \sqrt b } \right)}^2} - 4\sqrt {ab} } \over {\sqrt a - \sqrt b }} - {{a\sqrt b + b\sqrt a } \over {\sqrt {ab} }}.\)
a) Tìm điều kiện để A có nghĩa.
b) Khi A có nghĩa , chứng tỏ giá trị của A không phụ thuộc vào a.
Gợi ý làm bài:
a) Biểu thức A có nghĩa khi và chỉ khi :
\(\left\{ \matrix{
a \ge 0 \hfill \cr
b \ge 0 \hfill \cr
\sqrt a - \sqrt b \ne 0 \hfill \cr
\sqrt {ab} \ne 0 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
a \ge 0 \hfill \cr
b \ge 0 \hfill \cr
a \ne b \hfill \cr
ab \ne 0 \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left\{ \matrix{
a \ge 0 \hfill \cr
b \ge 0 \hfill \cr
a \ne b \hfill \cr} \right.\)
Vậy \(a \ge 0,b \ge 0\) và \(a \ne b\) thì A có nghĩa.
b) Ta có :
\(\eqalign{
& A = {{{{\left( {\sqrt a + \sqrt b } \right)}^2} - 4\sqrt {ab} } \over {\sqrt a - \sqrt b }} - {{a\sqrt b + b\sqrt a } \over {\sqrt {ab} }} \cr
& = {{\sqrt {{a^2}} + 2\sqrt {ab} + \sqrt {{b^2}} - 4\sqrt {ab} } \over {\sqrt a - \sqrt b }} - {{\sqrt {{a^2}b} + \sqrt {a{b^2}} } \over {\sqrt {ab} }} \cr
& = {{\sqrt {{a^2}} - 2\sqrt {ab} + \sqrt {{b^2}} } \over {\sqrt a - \sqrt b }} - {{\sqrt {ab} (\sqrt a + \sqrt b )} \over {\sqrt {ab} }} \cr
& = {{{{\left( {\sqrt a - \sqrt b } \right)}^2}} \over {\sqrt a - \sqrt b }} - \left( {\sqrt a + \sqrt b } \right) \cr
& = \sqrt a - \sqrt b - \sqrt a - \sqrt b = - 2\sqrt b \cr}\)
Vậy giá trị của A không phu thuộc vào a.
Câu 107 trang 23 Sách Bài Tập (SBT) Toán 9 Tập 1
Cho biểu thức
\(B = \left( {{{2x + 1} \over {\sqrt {{x^3}} - 1}} - {{\sqrt x } \over {x + \sqrt x + 1}}} \right)\left( {{{1 + \sqrt {{x^3}} } \over {1 + \sqrt x }} - \sqrt x } \right)\) với \(x \ge 0\) và \(x \ne 1\) .
a) Rút gọn B ;
b) Tìm x để B = 3.
Gợi ý làm bài:
a) Ta có:
\(\eqalign{
& B = \left( {{{2x + 1} \over {{{\sqrt x }^3} - 1}} - {{\sqrt x } \over {x + \sqrt x + 1}}} \right)\left( {{{1 + \sqrt {{x^3}} } \over {1 + \sqrt x }} - \sqrt x } \right) \cr
& = \left[ {{{2x + 1} \over {\left( {\sqrt x - 1} \right)\left( {x + \sqrt x + 1} \right)}} - {{\sqrt x } \over {x + \sqrt x + 1}}} \right]\left[ {{{\left( {1 + \sqrt x } \right)\left( {1 - \sqrt x + \sqrt {{x^2}} } \right)} \over {1 + \sqrt x }} - \sqrt x } \right] \cr
& = {{2x + 1 - \sqrt x \left( {\sqrt x - 1} \right)} \over {\left( {\sqrt x - 1} \right)\left( {x + \sqrt x + 1} \right)}}.\left( {1 - \sqrt x + \sqrt {{x^2}} - \sqrt x } \right) \cr
& = {{2x + 1 - x + \sqrt x } \over {\left( {\sqrt x - 1} \right)\left( {x + \sqrt x + 1} \right)}}.{\left( {\sqrt x - 1} \right)^2} \cr
& = {{\left( {x + \sqrt x + 1} \right){{\left( {\sqrt x - 1} \right)}^2}} \over {\left( {\sqrt x - 1} \right)\left( {x + \sqrt x + 1} \right)}} \cr} \)
\( = \sqrt x - 1\) (với \(x \ge 0\) và \(x \ne 1\)
b) Với B = 3 ta có: \(\sqrt x - 1 = 3 \Leftrightarrow \sqrt x = 4 \Leftrightarrow x = 16\)
Câu 108 trang 23 Sách Bài Tập (SBT) Toán 9 Tập 1
Cho biểu thức:
\(C = \left( {{{\sqrt x } \over {3 + \sqrt x }} + {{x + 9} \over {9 - x}}} \right):\left( {{{3\sqrt x + 1} \over {x - 3\sqrt x }} - {1 \over {\sqrt x }}} \right)\) với \(x > 0\) và \(x \ne 9\)
a) Rút gọn C
b) Tìm x sao cho C < -1.
Gợi ý làm bài:
a) Ta có:
\(\eqalign{
& C = \left( {{{\sqrt x } \over {3 + \sqrt x }} + {{x + 9} \over {9 - x}}} \right):\left( {{{3\sqrt x + 1} \over {x - 3\sqrt x }} - {1 \over {\sqrt x }}} \right) \cr
& = \left[ {{{\sqrt x } \over {3 + \sqrt x }} + {{x + 9} \over {\left( {3 + \sqrt x } \right)\left( {3 - \sqrt x } \right)}}} \right]:\left[ {{{3\sqrt x + 1} \over {\sqrt x \left( {\sqrt x - 3} \right)}} - {1 \over {\sqrt x }}} \right] \cr
& = {{\sqrt x \left( {3 - \sqrt x } \right) + x + 9} \over {\left( {3 + \sqrt x } \right)\left( {3 - \sqrt x } \right)}}:{{3\sqrt x + 1 - \left( {\sqrt x - 3} \right)} \over {\sqrt x \left( {\sqrt x - 3} \right)}} \cr
& = {{3\sqrt x - x + x + 9} \over {\left( {3 + \sqrt x } \right)\left( {3 - \sqrt x } \right)}}:{{2\sqrt x + 4} \over {\sqrt x \left( {\sqrt x - 3} \right)}} \cr
& = {{3\sqrt x + 9} \over {\left( {3 + \sqrt x } \right)\left( {3 - \sqrt x } \right)}}.{{\sqrt x \left( {\sqrt x - 3} \right)} \over {2\sqrt x + 4}} \cr
& = {{3\left( {\sqrt x + 3} \right)} \over {\left( {3 + \sqrt x } \right)\left( {3 - \sqrt x } \right)}}.{{ - \sqrt x \left( {3 - \sqrt x } \right)} \over {2\sqrt x + 4}} \cr} \)
\(= {{ - 3\sqrt x } \over {2\sqrt x + 4}}\) (với \(x > 0\) và \(x \ne 9\)
b) Với \(C < - 1\) ta có:
\({{ - 3\sqrt x } \over {2\sqrt x + 4}} < - 1 \Leftrightarrow {{ - 3\sqrt x } \over {2\sqrt x + 4}} + 1 < 0\)
\(\Leftrightarrow {{ - 3\sqrt x + 2\sqrt x + 4} \over {2\sqrt x + 4}} < 0 \Leftrightarrow {{4 - \sqrt x } \over {2\sqrt x + 4}} < 0\)
Vì \(x > 0\) nên \(\sqrt x > 0\)
Khi đó: \(2\sqrt x + 4 > 0\)
Suy ra: \(4 - \sqrt x < 0 \Leftrightarrow \sqrt x > 4 \Leftrightarrow x > 16\)
Vậy với \(x > 16\) thì C < -1.
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 13 bài 5 bảng căn bậc hai Sách bài tập (SBT) Toán 9 tập 1. Câu 47: Dùng bảng căn bậc hai tìm x, biết...
Giải bài tập trang 60 bài 1 nhắc lại và bổ sung các khái niệm về hàm số Sách bài tập (SBT) Toán 9 tập 1. Câu 1: Trong các bảng sau ghi các giá trị tương ứng của x và y. Bảng nào xác định y là hàm số của x...
Giải bài tập trang 60, 61 bài 1 nhắc lại và bổ sung các khái niệm về hàm số Sách bài tập (SBT) Toán 9 tập 1. Câu 4: Chứng minh rằng hàm số đồng biến trên R....
Giải bài tập trang 61, 62 bài 2 hàm số bậc nhất Sách bài tập (SBT) Toán 9 tập 1. Câu 6: Trong các hàm số sau, hàm số nào là hàm số bậc nhất? Hãy xác định các hệ số a, b xét xem hàm số nào nghịch biến...