TRƯỚC KHI ĐỌC
Câu 1 trang 25, SGK Ngữ văn 6 tập 2 - KNTT
Câu hỏi:
Trong thế giới tưởng tượng, những con vật kì ảo thường được hình dung là có nhiều đặc điểm kì lạ, biết nói tiếng người, có nhiều phép thần thông, biến hoá, có thể hại người hoặc giúp ích cho người.
Việc sáng tạo ra những con vật kì ảo thường đem lại sự hấp dẫn, thú vị cho câu chuyện. Hãy tưởng tượng, vẽ một con vật kì ảo và giới thiệu về con vật đó.
Trả lời:
Em nhớ lại các bộ phim hoặc truyện mà mình từng trải nghiệm, trong đó có các con vật kì ảo như thuồng luồng, rồng thiêng, rùa thần… em có thể hình dung và vẽ lại chúng.
Hình minh họa rùa thần:
Câu 2 trang 25, SGK Ngữ văn 6 tập 2 - KNTT
Câu hỏi:
Em cũng có thể làm tương tự với việc tưởng tượng ra các đồ vật kì ảo. Trình bày về đặc điểm và chức năng của đồ vật đó.
Trả lời:
Có thể dùng các đồ vật trong truyện: truyện Tấm Cám có khung cửi, truyện Cây bút thần có cây bút thần…
ĐỌC VĂN BẢN
Câu hỏi dự đoán trang 26, SGK Ngữ văn 6 tập 2 - KNTT
Câu hỏi:
Điều gì sẽ xảy ra tiếp sau đó?
Trả lời:
Em dự đoán khi Thạch Sanh về ở với Lý Thông sẽ gặp rất nhiều chuyện vì Lý Thông kết bạn với Thạch Sanh là một sự tính toán của hắn.
Câu hỏi tưởng tượng trang 28, SGK Ngữ văn 6 tập 2 - KNTT
Câu hỏi:
Thế giới do vua Thủy Tề cai trị có những đặc điểm gì?
Trả lời:
Thế giới do vua Thủy Tề cai trị có đặc điểm:
- Là một thế giới thần kì, nhiều phép thuật: dinh thự ở dưới nước, có nhiều phép thuật.
- Là thế giới giàu có, hiếu khách, công bằng, ơn nghĩa: vua Thủy Tề đãi Thạch Sanh nhiều vàng bạc.
SAU KHI ĐỌC
Câu 1 trang 30, SGK Ngữ văn 6 tập 2 - KNTT
Câu hỏi:
Em có thích truyện Thạch Sanh không? Vì sao?
Trả lời:
- Em có thích truyện Thạch Sanh.
- Bởi vì truyện Thạch Sanh là truyện cổ tích có chứa đựng nhiều yếu hoang đường thần kỳ nhưng vẫn thể hiện được ước mơ của nhân dân về công bằng, về sức mạnh, là câu chuyện mà người hiền lành được đền đáp xứng đáng và kẻ ác thì bị trừng trị đích đáng.
Câu 2 trang 30, SGK Ngữ văn 6 tập 2 - KNTT
Câu hỏi:
Gia cảnh của Thạch Sanh có gì đặc biệt?
Trả lời:
Gia cảnh của Thạch Sanh đặc biêt ở chỗ: nghèo, sống lủi thủi một mình trong một túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa.
Câu 3 trang 30, SGK Ngữ văn 6 tập 2 - KNTT
Câu hỏi:
Truyện Thạch Sanh có những con vật kì ảo nào? Chúng có đặc điểm gì khác thường?
Trả lời:
- Truyện Thạch Sanh có 2 con vật kỳ ảo là Trăn tinh và Đại bàng.
- Chúng đều có đặc điểm đều là những con vật ác độc, hung dữ, làm hại người và trả thù người động đến chúng. Chúng đều bị Thạch Sanh tiêu diệt, cứu giúp những người hiền lành, lương thiện khác.
Câu 4 trang 30, SGK Ngữ văn 6 tập 2 - KNTT
Câu hỏi:
Sau khi được Lý Thông kéo lên từ hang của Đại bàng và đưa trở lại cung, công chúa đã bị câm. Theo em, điều gì sẽ xảy ra nếu công chúa không bị như vậy?
Trả lời:
Sau khi được Lý Thông kéo lên từ hang của Đại bàng và đưa trở lại cung, công chúa đã bị câm. Theo em, nếu công chúa không bị như vậy thì công chúa sẽ nói ra việc Thạch Sanh bị Lý Thông hãm hại, lấp mất cửa hang và truyện sẽ kết thúc nhanh chóng, bớt đi phần nào kịch tính và thú vị.
Câu 5 trang 30, SGK Ngữ văn 6 tập 2 - KNTT
Câu hỏi:
Truyện Thạch Sanh có nhiều đồ vật kì ảo. Hãy liệt kê các đồ vật đó và nêu đặc điểm, tác dụng của chúng.
Trả lời:
Truyện Thạch Sanh có nhiều đồ vật kì ảo. Liệt kê các đồ vật đó:
- Đàn thần: Tiếng đàn giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát giúp cho công chúa nói được trở lại, vạch mặt Lý Thông. Đó là tiếng đàn công lý thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân. Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư hầu phải cởi giáp xin hàng. Đó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tiếng chuông hòa bình.
- Niêu cơm thần: niêu cơm vạn người ăn cũng không thể hết. Thể hiện tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình và ước mơ no ấm của nhân dân ta.
Câu 6 trang 30, SGK Ngữ văn 6 tập 2 - KNTT
Câu hỏi:
Trong truyện, hai nhân vật Thạch Sanh và Lý Thông luôn đối lập nhau về hành động. Lập bảng so sánh để thấy rõ sự đối lập đó. Qua đó, em có nhận xét gì về đặc điểm của hai nhân vật này?
Trả lời:
Nhân vật |
Hành động |
Đặc điểm |
Thạch Sanh |
Là chàng trai lao động nghèo, tốt bụng, thường xuyên giúp đỡ mọi người. Thạch Sanh sẵn sàng xả thân cứu giúp người khác. Thạch Sanh cũng thu phục được các nước chư hầu. Cuối cùng, Thạch Sanh cũng dành được phần thưởng xứng đáng là ở bên công chúa suốt đời |
Là một vị anh hùng toàn tài, toàn mĩ cả về nhân các lẫn tài năng. Qua nhân vật này, tác giả dân gian thể hiện mơ ước, niềm tin về đạo đức, công lí và công bằng trong xã hội |
Lý Thông |
Lý Thông âm mưu lừa Thạch Sanh hết lần này tới lần khác, muốn giết chết Thạch Sanh ở trong hang, muốn lấy công chúa làm vợ trở thành phò mã |
Nhân vật Lý Thông là một nhân vật phản diện, đại diện cho sự mưu mô nham hiểm, đại diện cho những con người độc ác tham vinh hoa phú quý |
Câu 7 trang 30, SGK Ngữ văn 6 tập 2 - KNTT
Câu hỏi:
Kết thúc truyện, Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa và nhường ngôi. Qua cách kết thúc này, tác giả dân gian muốn thể hiện điều gì?
Trả lời:
- Kết thúc truyện là một kết thúc có hậu khi chàng lấy công chúa, mẹ con Lý Thông bị trừng phạt.
- Điều đó thể hiện ước mơ về công lý xã hội của nhân dân ta. Thạch Sanh là hiện thân của vẻ đẹp toàn mĩ, lý tưởng, luôn đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu, cứu người dân lương thiện. Mọi hành động chàng làm đều vì cuộc sống thanh bình, tốt đẹp của nhân dân sẽ có kết thúc “ở hiền gặp lành”.
Câu 8 trang 30, SGK Ngữ văn 6 tập 2 - KNTT
Câu hỏi:
Về kết cục của mẹ con Lý Thông, ở văn bản do Huỳnh Lý và Nguyễn Xuân Lân kể có chi tiết: “Mẹ con Lý Thông về quê đến nửa đường thì bị Thiên Lôi giáng sấm sét đánh chết, rồi bị hoá kiếp làm con bọ hung”. Bản của Anh Động (và nhân dân một số vùng Nam Bộ) kể: “Lý Thông được tha nhưng y về dọc đường mưa to, sấm sét đánh tan thây ra từng mảnh, mỗi mảnh hoá thành một con ễnh ương. Cho nên bây giờ mỗi khi có mưa to sấm sét, ễnh ương sợ, kêu lên những tiếng man dã....”.
Em có nhận xét gì về những cách kết thúc này?
Trả lời:
Bản của Anh Động (và nhân dân một số vùng Nam Bộ) kể: “Lý Thông được tha nhưng y về dọc đường mưa to, sấm sét đánh tan thây ra từng mảnh, mỗi mảnh hoá thành một con ễnh ương. Cho nên bây giờ mỗi khi có mưa to sấm sét, ễnh ương sợ, kêu lên những tiếng man dã...”. Kết thúc truyện trong bản này là một kết cục đáng sợ, thích đáng hơn mà những kẻ ăn ở xấu xa gian ác nhận phải. Xét về phương diện giáo dục, kết thúc này có thể có tính răn dạy cao hơn.
VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC (trang 30, SGK Ngữ văn 6 tập 2 - KNTT)
Câu hỏi:
Dũng sĩ là người có lòng dũng cảm, chiến đấu diệt trừ cái ác, bảo vệ cuộc sống của cộng đồng. Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về một dũng sĩ mà em gặp ngoài đời hoặc biết qua sách báo, truyện kể.
Trả lời:
Nguyễn Ngọc Mạnh là người dũng sĩ trong đời thực để lại ấn tượng sâu đậm trong em. Anh chỉ là một người bình thường như bao chúng ta chứ không có phép thuật phi thường nào cả. Vậy mà khi chứng kiến hình ảnh em bé đang lơ lửng trên ban công, anh đã không ngại hiểm nguy, không kịp suy nghĩ mà lao lên nơi nhà xe bằng mái tôn bất chấp nguy hiểm. Trong phút giây nghìn cân treo sợi tóc, tinh thần, lòng trắc ẩn đã đánh thức bản năng anh hùng trong một con người bình thường. Và chính anh đã cứu sống em bé, cứu sống niềm tin trong tất cả chúng ta và giúp mọi người hiểu hơn về anh hùng đời thường.
Giaibaitap.me