I. Các kiểu so sánh:
1. Tìm phép so sánh trong khổ thơ sau:
- Phép so sánh 1: những ngôi sao được so sánh với mẹ đã thức (từ so sánh: chẳng bằng).
- Phép so sánh 2: mẹ so sánh với ngọn gió (từ so sánh: là).
2. Từ ngữ chỉ ý so sánh khác nhau là:
- chẳng bằng: những ngôi sao thức cũng không thể bằng mẹ thức.
- là: thể hiện sự ngang bằng.
3.
- Những từ chỉ so sánh ngang bằng: như, tựa như…
- Những từ ngữ chỉ so sánh không ngang bằng: hơn là, kém…
II. Tác dụng so sánh:
1. Tìm phép so sánh:
- Có chiếc tựa như mũi tên nhọn…
- Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng…
- Có chiếc lá nhẹ nhàng, khoan thai… như thầm bảo rằng:…
- Có chiếc lá sợ hãi, ngần ngại…lại cành.
2. Trong đoạn văn trên, phép so sánh có tác dụng:
- Miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động.
- Biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc của người viết.
III. LUYỆN TẬP:
1. Chỉ ra phép so sánh và cho biết chúng thuộc kiểu so sánh nào?
a. Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
=>So sánh ngang bằng.
Phân tích:
- Tâm hồn: sự vật trừu tượng, không nhìn thấy được, không sờ được, khó định lượng được.
- Một buổi trưa hè: khái niệm cụ thể ta có thể hình dung được. Đây là một buổi trưa vào mùa hè đầy nắng, gió và tiếng ve kêu râm ran.
=> Tâm hồn như một buổi trưa hè là một tâm hồn nhạy cảm, phong phú, rung động trước thiên nhiên và bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm cũ.
b. – Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.
- Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.
=> So sánh không ngang bằng.
c. Như nằm trong giấc mộng
=> So sánh ngang bằng.
Ấm hơn ngọn lửa hồng
=> So sánh không ngang bằng.
2. Những câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài “Vượt thác”:
- Thuyền rẽ sóng lướt bon bon như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp.
- Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt.
- Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.
- Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn…như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
- Dượng Hương Thư vượt thác khác hẳn Dượng Hương Thư ở nhà.
- Những cây to mọc giữa những bụi lúp xú nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.
Em thích hình ảnh so sánh: Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc…giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh.
Vì: Tác giả đã tưởng tượng ra một Dượng Hương Thư khỏe, đẹp và hào hùng. Ngoài ra, đã thể hiện rất tốt sức mạnh và khát vọng chinh phục thiên nhiên của con người.
3. Tả Dượng Hương Thư đưa thuyền vượt qua thác dữ:
- Cuối cùng, chỗ thác dữ cũng đã đến, Dượng Hương Thư nhanh như cắt phóng chiếc sào xuống lòng sông.
- Chiếc sào của chú bị cong lại, nước bắn tung tóe.
-Tất cả những động tác của chú đều phải nhanh nhẹn.
- Trông chú như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, cặp mắt nảy lửa, dồn hết sức lực để chèo chống chiếc thuyền.
- Lúc bấy giờ nhìn chú khác hẳn so với chú ở nhà.
Giaibaitap.me