I. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự:
Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:
a. Đoạn 1 được kể theo ngôi thứ 3.
Dấu hiệu để nhận ra điều đó: người kể gọi tên nhân vật bằng chính tên của chúng (vua, em bé, cha, chim sẻ…) => thể hiện sự giấu mình đi.
b. Đoạn 2 được kể theo ngôi thứ nhất.
Dấu hiệu nhận ra điều đó: nhân vật Dế Mèn tự xưng là “tôi”.
c. Người xưng “tôi” trong đoạn 2 là Dế Mèn.
d. Trong hai ngôi kể, ngôi kể thứ 3 có thể kể tự do, không bị hạn chế còn ngôi kể thứ nhất chỉ kể những gì mình biết và trải qua.
đ. Đổi ngôi trong đoạn 2 thành đoạn 3, thay “tôi” bằng “Dế Mèn” thì đoạn văn mới có nhiều tính khách quan hơn.
e. Không nên đổi ngôi kể thứ 3 của đoạn văn 1 thành ngôi kể thứ nhất, xưng tôi vì nếu đổi thì phải cấu tạo lại hầu như cả đoạn văn, phá vỡ cách kể ban đầu và nội dung chuyện cũng phải thêm bớt.
II. LUYỆN TẬP:
1. Thay đổi ngôi kể thành ngôi thứ ba và nhận xét ngôi kể đem lại điều gì mới cho đoạn văn:
- Đoạn mới mang tính khách quan, như là đã xảy ra.
2. Thay đổi ngôi thứ ba sang ngôi thứ nhất:
Thay tất cả chữ “Thanh” bằng “tôi” => đoạn văn sẽ mang tính khách quan nhiều hơn.
3. Truyện “Cây bút thần” kể theo ngôi thứ 3. Vì ta nhận thấy, không có nhân vật nào xưng “tôi” khi kể mà toàn gọi tên nhân vật (Mã Lương, vua, tên địa chủ…)
4. Trong truyện cổ tích, truyền thuyết người ta hay kể chuyện theo ngôi thứ 3 là bởi giữ không khí cho truyền thuyết, cổ tích. Hơn nữa, giữ khoảng cách rõ rệt giữa người kể và các nhân vật trong truyện.
5. Khi viết thư, em dùng ngôi kể thứ nhất.
6. Dùng ngôi kể thứ nhất kể miệng về cảm xúc của em khi được quà tặng của người thân.
VD: Nhận được một cái váy mà em đã thích từ lâu.
- Hôm nay, tôi đã rất bất ngờ vì được mẹ tặng cho cái váy mà tôi đã thích từ lâu.
- Tôi vui sướng, hò reo, trong lòng rạo rực và thử ngay chiếc váy mới.
- Tôi ôm chầm lấy mẹ và cảm ơn mẹ.
Giaibaitap.me