Trang chủ
Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
5 trên 2 phiếu

Soạn văn lớp 6

Soạn văn bài Danh từ, SGK Ngữ văn 6 tập 1. Câu 1. Hãy xác định danh từ trong cụm danh từ in đậm dưới đây:

I. Đặc điểm của danh từ:

Câu 1. Hãy xác định danh từ trong cụm danh từ in đậm dưới đây:

- Danh từ: con trâu hoặc trâu.

Câu 2. Xung quanh danh từ trong cụm danh từ trên có: ba, ấy, (con).

Câu 3. Tìm thêm các danh từ khác trong câu đã dẫn:

Vua, làng, thúng, gạo, nếp,…

Câu 4. Danh từ là những từ chỉ người, vật, sự vật. Danh từ có thể kết hợp với các từ đứng sau: “ấy, này, nọ…” và kết hợp với các từ đứng trước “những, ba, vài…”

Câu 5. Đặt câu với các danh từ em vừa tìm được:

- Vua Hùng là người cha yêu thương con hết mực.

- Làng tôi nằm sau lũy tre xanh.

- Sáng sớm, mẹ mang ba thúng gạo ra chợ bán.

- Gạo nếp dùng để gói bánh chưng, bánh giầy.

II. Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật:

Câu 1. Nghĩa của các danh từ in đậm dưới đây có gì khác danh từ đứng sau:

Nghĩa của các từ in đậm là để chỉ loại, chỉ đơn vị. Còn các danh từ đứng sau là chỉ người, vật, sự vật

Câu 2. Thử thay các danh từ in đậm nói trên bằng các từ khác rồi rút  ra nhận xét:

- Thay “con” bằng “chú”, thay “viên” bằng “ông” => Đơn vị tính đếm, đo lường không thay đổi vì các từ đó không chỉ số đo, số đếm.

- Thay “thúng” bằng “rổ”, thay “tạ” bằng “tấn” => Đơn vị tính đếm, đo lường sẽ thay đổi vì đó là những từ chỉ số đo, số đếm.

Câu 3. Vì sao có thể nói Nhà có ba thúng gạo rất đầy nhưng không thể nói Nhà có sáu tạ thóc rất nặng?

Có thể nói Nhà có ba thúng gạo rất đầy vì danh từ thúng chỉ số lượng ước phỏng, không chính xác (to, nhỏ, đầy, vơi…) nê có thể thêm các từ bổ sung về lượng.

Nhưng không thể nói Nhà có sáu tạ thóc rất nặng bởi vì các từ sáu, tạ là những từ chỉ số lượng chính xác, cụ thể nên nếu thêm các từ nặng, nhẹ vào sẽ bị thừa.

III. LUYỆN TẬP:

Câu 1. Liệt kê một số danh từ chỉ sự vật mà em biết:

- Bàn, ghế, bảng, cốc, mèo, chó,…

- Đặt câu: Nhà em có nuôi một chú chó.

Câu 2. Liệt kê các loại từ:

a. Chuyên đứng trước danh từ chỉ người: ông, cô, chú, cháu, bác, vị, viên, ngài…

b. Chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật: cái, chiếc, tấm, quyển, bức…

Câu 3. Liệt kê các danh từ:

a. Chỉ đơn vị quy ước chính xác: mét, dặm, ki-lô-gam, héc-ta…

b. Chỉ đơn vị quy ước ước chừng: nắm, mớ, thúng, vốc, đấu, sải…

Câu 4. Chính tả “Cây bút thần”

Câu 5. Lập danh sách:

Danh từ chỉ đơn vị

Danh từ chỉ sự vật

Em, con, bức…

Mã Lương, cha mẹ, củi, cỏ, bút, tôm cá, chim…

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me