Bài C6 trang 7 sgk vật lý 6
C6. Có 3 thước đo sau đây:
- Thước có GHĐ 1m và ĐCNN 1 cm
- Thước có GHĐ 20 cm và ĐCNN 1 mm.
- Thước có GHĐ 30 cm và ĐCNN 1 mm
Hỏi nên dùng thước nào để đo.
a) Chiều rộng của cuốn sách Vật lý 6 ?
b) Chiều dài của cuốn sách Vật lý 6 ?
c) Chiều dài của bàn học ?
Bài giải:
a) Ước lượng chiều rộng cuốn sách giáo khoa (SGK) Vật lý 6 khoảng gần 20 cm. Vì vậy, để đo được chiều ngang của cuốn sách Vật lí 6 ta dùng thước (2) có GHĐ 20 cm và ĐCNN là 1 mm
b) Ước lượng chiều dài cuốn SGK Vật lý 6 khoảng 20 cm. Vì vậy, để đo chiều dọc của cuốn sách Vật lý 6 ta dùng thước (3) có GHĐ 30 cm và ĐCNN 1 mm
c) Ước lượng chiều dài bàn học khoảng hơn 1 m. Nên để đo chiều dài của bàn học ta dùng thước (1) có GHĐ 1m và ĐCNN 1 cm.
Câu C5 SGK Vật lí 6
Hãy cho biết GHD và ĐCNN của một thước đo mà em có.
Thước kẻ của em có
GDH: 20 cm
ĐCNN: 1mm
Bài C7 trang 7 sgk vật lý 6
C7. Thợ may thường dùng thước nào để đo chiều dài của mảnh vải, các số đo cơ thể của khách hàng ?
Bài giải.
Thợ may thường dùng thước thẳng có GHĐ 1 m hoặc 0,5 m để đo chiều dài của mảnh vải và dùng thước dây để đo số đo cơ thể của khách hàng.
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 9 bài 2 Đo độ dài (tiếp theo) SGK Vật lý 6. Câu C1: Em hãy cho biết độ dài ước lượng và kết quả đo thực tế khác nhau bao nhiêu ?...
Giải bài tập trang 9, 10, 11 bài 2 Đo độ dài (tiếp theo) SGK Vật lý 6. Câu C6: Hãy chọn từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau....
Giải bài tập trang 12, 13 bài 3 đo thể tích chất lỏng SGK Vật lý 6. Câu C1: Tìm số thích hợp điền vào các chỗ trống dưới đây...
Giải bài tập trang 13 bài 3 đo thể tích chất lỏng SGK Vật lý 6. Câu C6: Ở hình 3.3, hãy cho biết cách đặt bình chia độ nào cho phép đo thể tích chất lỏng chính xác ?...