Bài 5 trang 96 sgk toán 6 tập 2
Vẽ góc xOy. Vẽ tia Oz nằm giữa hai tia Ox, Oy. Làm thế nào để chỉ đo hai lần mà biết được số đo của cả ba góc xOy, yOz, xOz. Có mấy cách làm?
Hướng dẫn làm bài:
Có hai cách làm:
1) Đo hai góc xOz và yOz. Tổng hai số đo này là số đo của hai góc xOy.
2) Đo góc xOy và một trong hai góc xOz, yOz. Tính hiệu hai số đo này được số đo của góc còn lại.
Gọi Oz' là tia đối của tia Oz. Ta có: góc yOz + góc yOz' = 180o ; góc xOz + góc xOz' = 180o
Do đó: đo hai góc yOz' và xOz' ta suy ra được số đo hai góc yOz và xOz. Tổng số đo của hai góc yOz và xOz là số đo của góc xOy.
Bài 6 trang 96 sgk toán 6 tập 2
Cho góc 600. Vẽ tia phân giác của góc ấy.
Hướng dẫn làm bài:
Vẽ một tia nằm giữa hai cạnh của góc sao cho tia này tạo với một cạnh của góc một là .
Giả sử \({\widehat {xOy}}\) = 60o. Gọi Ot là tia phân giác của góc xOy.
Ta có: \(\widehat {xOt} = {{\widehat {xOy}} \over 2} = {{{{60}^0}} \over 2} = {30^0}\)
- Trên một nửa mặt phẳng chứa tia Oy bờ chứa tia Ox vẽ tia Ot sao cho góc xOt = 30o
Khi đó: Ot là tia phân giác của góc xOy.
Bài 7 trang 96 sgk toán 6 tập 2
Tam giác ABC là gì?
Hướng dẫn làm bài:
Tam giác ABC là hình gồm ba đoạn thẳng AB, BC, CA khi A, B, C không thẳng hàng.
Bài 8 trang 96 sgk toán 6 tập 2
Vẽ đoạn thẳng BC = 3,5 cm. Vẽ một điểm A sao cho AB = 3 cm, AC = 2,5 cm. Vẽ tam giác ABC. Đo các góc của tam giác ABC.
Hướng dẫn làm bài:
Vẽ đoạn thẳng BC = 3,5 cm. Vẽ cung tròn (B; 3cm) và cung tròn (C;2,5 cm) chúng cắt nhau tại A. Vẽ đoạn thẳng AB, AC ta được tam giác ABC.
Đo các góc của tam giác ABC ta được : \(\widehat A \approx {78^0};\widehat B \approx {45^0};\widehat C \approx {57^0}\)
Giaibaitap.me