Bài 4 trang 6 sgk toán 6 tập 1
4. Nhìn các hình 3, 4 và 5, viết các tập hợp A, B, M, H.
Bài giải:
Mỗi đường cong kín biểu diễn một tập hợp, mỗi dấu chấm trong một đường cong kín biểu diễn một phần tử của tập hợp đó. Hãy xét xem "bút" có phải là một phần tử của tập hợp H hay không.
Ta có: A = {15; 26}, B = {1; a; b}, M = {bút}, H = {sách; vở; bút}.
Bài 5 trang 6 sgk toán 6 tập 1
5.
a) Một năm gồm bốn quý. Viết tập hợp A các tháng của quý hai trong năm.
b) Viết tập hợp B các tháng (dương lịch) có 30 ngày.
Bài giải:
a) Vì mỗi quý có 3 tháng nên ta có A = {tháng tư; tháng năm; tháng sáu}
b) Hướng dẫn: Các em hãy viết các tháng trong năm theo thứ tự từ tháng giêng đến tháng 12. Tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày. Mỗi tháng còn lại đều gồm 30 hoặc 31 ngày. Tháng 7 và tháng 8 đều có 31 ngày. Xen giữa hai tháng 31 ngày là một tháng có ít hơn 31 ngày.
Vậy B = {tháng 4; tháng 6; tháng 9; tháng 11}.
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 7, 8 bài 2 tập hợp các số tự nhiên SGK Toán 6 tập 1. Câu 6: Viết số tự nhiên liền sau mỗi số...
Giải bài tập trang 8 bài 2 tập hợp các số tự nhiên SGK Toán 6 tập 1. Câu 9: Điền vào chỗ trống để hai số ở mỗi dòng là hai số tự nhiên liên tiếp tăng dần...
Giải bài tập trang 10 bài 3 ghi số tự nhiên SGK Toán 6 tập 1. Câu 11: Viết số tự nhiên có số chục là 135, chữ số hàng đơn vị là 7...
Giải bài tập trang 10 bài 3 ghi số tự nhiên SGK Toán 6 tập 1. Câu 14: Dùng ba chữ số 0, 1, 2, hãy viết tất cả các số tự nhiên có ba chữ số mà các chữ số khác nhau...