Bài 22.1 trang 69 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Bài 22.1. Nhiệt kế nào dưới đây có thể đùng để đo nhiệt độ của băng phiến đang nóng chảy?
A. Nhiệt kế rượu.
B. Nhiệt kế y tế.
C. Nhiệt kế thủy ngân.
D. Cả 3 nhiệt kế trên đều không dùng được.
Trả lời:
Chọn C.
Nhiệt kế thủy ngân là nhiệt kế có thể dùng để đo nhiệt độ của băng phiến đang nóng chảy vì ở nhiệt độ nóng chảy của băng phiến thì thủy ngân vẫn ở thể lỏng
Bài 22.2 trang 69 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Bài 22.2. Không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi vì:
A. Rượu sôi ở nhiệt độ cao hơn 100°C.
B. Rượu sôi ở nhiệt độ thấp hơn 100°C.
C. Rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 100°C.
D. Rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 0°C.
Trả lời:
Chọn B.
Rượu sôi ở nhiệt độ thấp hơn 100°C (Bài này nêu ra sau khi học bài sự sôi).
Bài 22.3 trang 69 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Bài 22.3. Khi nhiệt kế thủy ngân (hoặc rượu) nóng lên thì cả bầu chứa và thủy ngân (hoặc rượu) đều nóng lên. Tại sao thủy ngân (hoặc rượu) vẫn dâng lên trong ống thủy tinh?
Trả lời:
Thủy ngân (hoặc rượu) vẫn dâng lên trong ống thủy tinh là do thủy ngân, rượu nở vì nhiệt nhiều hơn thủy tinh
Bài 22.4 trang 69 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Bài 22.4. Hai nhiệt kế cùng có bầu chứa một lượng thủy ngân như nhau, nhưng ống thủy tinh có tiết diện khác nhau. Khi đặt cả hai nhiệt kế này vào hơi nước đang sôi thì mực thủy ngân trong hai ống có dâng cao như nhau không? Tại sao?
Trả lời:
Không. Vì thế tích thủy ngân trong hai nhiệt kế tăng lên như nhau, nên trong ống thủy tinh có tiết diện nhỏ mực thủy ngân sẽ dâng cao hơn.
Bài 22.5 trang 69 Sách bài tập (SBT) Vật lí 6
Bài 22.5. Trong một ngày hè, một học sinh theo dõi nhiệt độ không khí trong nhà và lập được bảng 2.1.
Hãy dùng bảng ghi nhiệt độ theo thời gian này để chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau đây:
Thời gian |
Nhiệt độ |
7 giờ |
25°C |
9 giờ |
27°C |
10 giờ |
29°C |
12 giờ |
31°C |
16 giờ |
30°C |
18 giờ |
29°C |
1. Nhiệt độ lúc 9 giờ là bao nhiêu?
A. 25°C. C. 29°C.
B. 27°C. D. 30°C.
2. Nhiệt độ 31°c vào lúc mây giờ?
A. 7 giờ. C. 10 giờ.
B. 9 giờ. D. 18 giờ.
3. Nhiệt độ thấp nhất vào lúc mấy giờ
A. 18 giờ. C. 10 giờ.
B. 7 giờ. D. 12 giờ.
4. Nhiệt độ cao nhất vào lúc mây giờ?
A. 18 giờ. C. 12 giờ.
B. 16 giờ. D. 10 giờ.
Trả lời:
1. B. 27°C; 2. Không có câu nào đúng
3. B. 7 giờ; 4. C. 12 giờ.
Giaibaitap.me
Giải bài tập trang 70, 71 bài 22 nhiệt kế, thang nhiệt độ Sách bài tập (SBT) Vật lí 6. Câu 22.6: Tại sao bảng chia độ của nhiệt kế y tế lại không có nhiệt độ dưới 34°C và trên 42°C?...
Giải bài tập trang 71. 72 bài 22 nhiệt kế, thang nhiệt độ Sách bài tập (SBT) Vật lí 6. Câu 22.11: GHĐ và ĐCNN của nhiệt kế vẽ ở hình 22.2 là...
Giải bài tập trang 73 bài 24-25 sự nóng chảy và sự đông đặc Sách bài tập (SBT) Vật lí 6. Câu 24-25.1: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy?...
Giải bài tập trang 73, 74, 75 bài 24-25 sự nóng chảy và sự đông đặc Sách bài tập (SBT) Vật lí 6. Câu 24-25.6: Hình 24-25. 1 vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nóng một chất rắn...