Câu 1 trang 37: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp.
Phương pháp:
Em đọc kĩ các từ ngữ và sắp xếp chúng vào nhóm thích hợp.
Trả lời:
Từ chỉ sự vật |
Từ chỉ đặc điểm |
ruộng bậc thang thác nước suối rừng |
mênh mông uốn lượn ngoằn ngoèo trắng xóa gập ghềnh quanh co |
Câu 2 trang 37: Đặt 2 - 3 câu với từ ngữ tìm được ở bài tập 1.
M. Ngọn núi sừng sững
Phương pháp:
Em sử dụng các từ ngữ ở bài tập 1 để đặt câu theo mẫu.
Trả lời:
- Thác nước chảy trắng xóa một vùng.
- Ruộng bậc thang uốn lượn theo quả đồi.
Câu 3 trang 38: Nhìn tranh, đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu?
M: - Cú mèo làm tổ ở đâu?
- Cú mèo làm tổ trong hốc cây.
Phương pháp:
Em quan sát kĩ bức tranh và đặt câu theo mẫu.
Trả lời:
- Hai chú sóc đang đùa nghịch ở đâu?
- Hai chú sóc đang đùa nghịch trên cành cây.
- Chú gấu đang uống nước ở đâu?
- Chú gấu đang uống nước bên bờ sông.
- Đàn cá đang bơi lội tung tăng ở đâu?
- Đàn cá đang bơi lội tung tăng dưới nước.
- Đàn chim đang bay lượn ở đâu?
- Đàn chim đang bay lượn trên bầu trời.
Câu 4 trang 38: Dựa vào đoạn thơ dưới đây, đặt và trả lời câu hỏi Khi nào?
Rùa con đi chợ đầu xuân
Mới đến cổng chợ bước chân sang hè
Chợ đông hoa trái bộn bề
Rùa mua hạt giống đêm về trồng gieo
Mua xong chợ đã vãn chiều
Heo heo gió thổi cánh diều mùa thu
Đường dài chẳng ngại nắng mưa
Kịp về tới cửa trời vừa sang đông.
(Mai Văn Hai)
M: - Rùa con đi chợ khi nào?
- Rùa con đi chợ đầu xuân.
Phương pháp:
Em đọc kĩ đoạn thơ và đặt câu hỏi, câu trả lời theo mẫu.
Trả lời:
- Rùa về tới cửa khi nào?
- Rùa về tới cửa khi trời vừa sang đông.
* Luyện viết đoạn:
Câu 1 trang 39: Em thích cảnh vật nào trong các bức tranh dưới đây? Vì sao?
Phương pháp:
Em quan sát kĩ các bức ảnh xem trong ảnh chụp cảnh vật gì và nêu lên ý kiến của mình.
- Ảnh 1: ruộng bậc thang
- Ảnh 2: cảnh sông nước
- Ảnh 3: cảnh thác nước
Trả lời:
Em thích cảnh vật trong bức ảnh thứ nhất. Vì hình ảnh ruộng bậc thang uốn lượn trên các sườn đồi trông rất nhẹ nhàng, uyển chuyển, mềm mại.
Câu 2 trang 39: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một cảnh vật em yêu thích.
G:
- Cảnh vật em yêu thích là gì, ở đâu?
- Đặc điểm nổi bật của cảnh vật đó là gì? Điều khiến em ấn tượng nhất?
- Khi ngắm nhìn cảnh vật đó, em có cảm nghĩ gì? (yêu vẻ đẹp của cảnh vật, biết ơn những người khám phá, giữ gìn cảnh vật,…)
Phương pháp:
Em dựa vào gợi ý để viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em.
Trả lời:
Biển Phan Thiết là một bãi biển nổi tiếng ở quê hương em, và em rất yêu quý cảnh vật nơi đây. Những hàng dừa xanh ngắt nằm dọc bờ biển. Trên mặt biển có những chiếc thuyền chở du khách du lịch đi tham quan trôi bồng bềnh trên mặt nước. Điều khiến em ấn tượng nhất ở nơi đây là giữa biển có một bãi cát trắng dẫn vào các tòa nhà nghỉ của khách du lịch, sau tòa nhà là những dãy núi tim tím. Khi ngắn nhìn cảnh vật ở biển Phan Thiết, em cảm thấy yêu cảnh biển ở nơi đây và cũng yêu đất nước Việt Nam của mình.
Câu 3 trang 39: Trao đổi bài làm với bạn để sửa lỗi và bổ sung ý hay.
G:
- Em ghi lại ý kiến các bạn góp ý cho đoạn văn của em.
- Chỉnh sửa, bổ sung ý hay cho đoạn văn dựa trên các góp ý em cho là đúng
Phương pháp:
Em trao đổi đoạn văn mà mình đã viết ở bài tập trước với các bạn và nhận những ý kiến đóng góp, bổ sung.
Trả lời:
- Em ghi lại ý kiến của các bạn góp ý cho đoạn văn của em.
- Chỉnh sửa đoạn văn dựa trên các góp ý em cho là đúng.
Giaibaitap.me