Câu 1 trang 124: Chọn dấu gạch ngang hoặc dấu ngoặc kép thay cho ô vuông.
Hồng và mẹ đi dạo trong công viên. Cô bé cầm chiếc kẹo bông trắng xốp, vừa đi vừa nhấm nháp, miệng xuýt xoa: ...Kẹo bông ngon tuyệt!.... Ăn hết chiếc kẹo, cô bé tiện tay ném que kẹo xuống mặt đường. Mẹ Hồng thấy vậy, liền nhặt lên và hỏi:
Con có thấy đường rất sạch không?
... Đường rất sạch, mẹ ạ. Cô giáo con bảo: ...Các cô chú lao công làm việc rất vất vả để mang lại môi trường trong lành cho tất cả chúng ta.....
... Chính vì thế chúng ta nên trân trọng công sức lao động của họ, không được vứt rác bừa bãi.
Hồng hiểu ra, cầm lấy chiếc quê trong tay mẹ, bỏ vào thùng rác gần đó.
(Theo Ngọc Khánh)
Phương pháp:
Em đọc bài và chọn dấu phù hợp rồi điền vào ô vuông.
Trả lời:
Hồng và mẹ đi dạo trong công viên. Cô bé cầm chiếc kẹo bông trắng xốp, vừa đi vừa nhấm nháp, miệng xuýt xoa: “Kẹo bông ngon tuyệt!”. Ăn hết chiếc kẹo, cô bé tiện tay ném que kẹo xuống mặt đường. Mẹ Hồng thấy vậy, liền nhặt lên và hỏi:
- Con có thấy đường rất sạch không?
- Đường rất sạch, mẹ ạ. Cô giáo con bảo: “Các cô chú lao công làm việc rất vất vả để mang lại môi trường trong lành cho tất cả chúng ta.”.
- Chính vì thế chúng ta nên trân trọng công sức lao động của họ, không được vứt rác bừa bãi.
Hồng hiểu ra, cầm lấy chiếc quê trong tay mẹ, bỏ vào thùng rác gần đó.
(Theo Ngọc Khánh)
Câu 2 trang 124:
Dựa vào tranh minh họa bài đọc Những điều nhỏ tớ làm cho trái đất, viết một câu có sử dụng dấu hai chấm báo hiệu phần liệt kê.
Phương pháp:
Em quan sát tranh và đặt câu.
Trả lời:
Tớ đã bảo vệ môi trường bằng các cách: tưới cây, quét rác, vứt rác đúng nơi quy định,…
Câu 3 trang 124: Những câu in đậm trong truyện cười dưới đây thuộc kiểu câu gì? Hãy chỉ ra đặc điểm, công dụng của chúng.
Đi chợ
Có một cậu bé được bà sai đi chợ. Bà đưa cho cậu hai đồng, hai cái bát và nói:
- Cháu mua giúp bà một đồng tương, một đồng mắm nhé!
Câu bé vâng dạ, đi ngay. Gần tới chợ, cậu bỗng hớt hải chạy về nói với bà.
- Bà ơi, bát nào đựng tương, bát nào đựng mắm ạ?
Bà mỉm cười:
- Bát nào đựng tương, bát nào đựng mắm mà chẳng được.
Cậu bé lại ra đi. Đến chợ, cậu lại ba chân bốn cẳng chạy về.
- Bà ơi, thế đồng nào mua mắm, đồng nào mua tương ạ?
Bà phì cười:
- Trời!
(Theo Truyện cười dân gian Việt Nam)
Phương pháp:
Em đọc câu kĩ những câu in đậm và đưa ra câu trả lời phù hợp.
Trả lời:
– Cháu mua giúp bà một đồng tương, một đồng mắm nhé!
Câu trên là câu cầu khiến.
Đặc điểm: Cuối câu có dấu chấm than
Tác dụng của câu cầu khiến là dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn,...của người nói.
– Bà ơi, bát nào đựng tương, bát nào đựng mắm?
Câu trên là câu nghi vấn.
Đặc điểm: Cuối câu có dấu hỏi chấm.
Tác dụng của câu nghi vấn là để hỏi
– Bát nào đựng tương, bát nào dụng mắm mà chẳng được.
Câu trên là câu trần thuật.
Đặc điểm: Cuối câu có dấu chấm.
Tác dụng câu trần thuật nhằm kể, xác nhận, nhận định,… một sự vật , hiện tượng.
- Bà ơi, thể đồng nào mua mắm, đóng nào mua tương ạ?
Câu trên là câu nghi vấn.
Đặc điểm: Cuối câu có dấu hỏi chấm.
Tác dụng của câu nghi vấn là để hỏi
- Trời!
Câu trên là câu cảm thán.
Đặc điểm: Cuối câu có dấu chấm than.
Tác dụng của câu cảm thán để bộc lộ cảm xúc.
* Luyện viết đoạn:
Câu 1 trang 125:
Trao đổi với bạn về:
- Những hiện tượng ô nhiễm ở địa phương và nguyên nhân.
- Những việc em và mọi người đã làm hoặc có thể làm để khắc phục hiện tượng ô nhiễm đó.
Phương pháp:
Em liên hệ địa phương, suy nghĩ và trao đổi cùng các bạn.
Trả lời:
- Nơi em sinh sống có hiện tượng ô nhiễm môi trường: rác thải vứt vừa bãi ở các đầu ngõ, đầu làng, cổng chợ, …
- Em và mọi người đã cùng nhau quét dọn sạch sẽ đường làng ngõ xóm một tuần 3 lần.
Câu 2 trang 125:
Viết đoạn văn kể lại một việc làm góp phần bảo vệ môi trường mà em đã tham gia hoặc chứng kiến.
Phương pháp:
Em dựa vào gợi ý để viết đoạn văn.
Trả lời:
Vào mùa hè năm ngoái, em đã tham gia một hoạt động thiện nguyện làm sạch bờ biển khi đi du lịch tới biển Sầm Sơn. Em cùng một vài anh chị lớn hơn được chia vào cùng một nhóm nhỏ. Em đã sắn tay áo thật cao, nhặt hết tất cả những chai nhựa, túi ni-lông, hộp xốp,…bị trôi dạt vào bờ hoặc do chính khách du lịch vứt ra. Sau 2h dọn dẹp, bờ biển hiện ra vô cùng sạch sẽ và sáng sủa. Tuy mệt nhưng em thấy đó là hành động thật có ích cho xã hội.
Câu 3 trang 125:
Đọc đoạn văn, phát hiện lỗi và sửa lỗi (dùng từ, đặt câu, sắp xếp ý…)
* Vận dụng
Trao đổi với người thân những việc cần làm để giữ nhà cửa luôn sạch đẹp.
Trả lời:
- Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên.
- Hạn chế sử dụng túi nilon.
- Không vứt rác bừa bãi.
- Tiết kiệm thức ăn…
Giaibaitap.me