Trang chủ
Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết
Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Soạn bài Tiếng Việt 3 - Kết Nối Tri Thức

Bài thơ nhắc đến mái nhà riêng của những con vật nào? Ghép từ ngữ ở A với từ ngữ ở B để nói đúng đặc điểm ngôi nhà của từng con vật. Mái nhà chung của muôn loài là gì?

Câu hỏi trang 130: Theo em nhan đề bài thơ dưới đây muốn nói điều gì?

Trả lời: 

Nhan đề bài thơ: “Một mái nhà chung” muốn nói tất cả mọi vật, mọi loài đều chung sống dưới một mái nhà của Trái Đất vì vậy hãy biết yêu thương, bảo vệ và giữ gìn ngôi nhà chung Trái Đất. 

Câu 1 trang 131: Bài thơ nhắc đến mái nhà riêng của những con vật nào?

Phương pháp: 

Em đọc khổ thơ 1, 2 để tìm ra câu trả lời phù hợp.    

Trả lời: 

Nhắc tới ngôi nhà riêng của chim, cá, dím, ốc 

Câu 2 trang 131: Ghép từ ngữ ở A với từ ngữ ở B để nói đúng đặc điểm ngôi nhà của từng con vật.

Phương pháp:

Em đọc kĩ đoạn 1, 2 để tìm câu trả lời cho phù hợp. 

Trả lời: 

Câu 3 trang 131: Giới thiệu về mái nhà riêng của các bạn nhỏ trong bài thơ

Phương pháp:

Em đọc kĩ khổ thơ 3 để trả lời câu hỏi.  

Trả lời: 

Mái nhà của chim có lá

Mái nhà của cá có sóng

Mái nhà của dím có đất

Mái nhà của ốc có chính ốc

Câu 4 trang 131: Mái nhà chung của muôn loài là gì?

Phương pháp: 

Em đọc khổ thơ 4, 5 để trả lời câu hỏi.     

Trả lời: 

Mái nhà chung muôn loài là bầu trời xanh đến vô cùng, là vòm trời cao rực rỡ bảy sắc cầu vồng. 

Câu 5 trang 131: Em muốn nói điều gì với những người bạn cùng sống dưới mái nhà chung?

Phương pháp: 

Em tự liên hệ bản thân và nói lên suy nghĩ của mình.  

Trả lời: 

Em muốn nói với những người bạn chung một mái nhà rằng chúng ta rất hạnh phúc được sống dưới mái nhà chung là bầu trời xanh, chúng ta phải biết sống thân ái với nhau và cùng góp sức giữ gìn bầu trời chung để nó không bị ô nhiễm bởi khói bụi và nhiều thứ khí độc hại. 

Giaibaitap.me

Góp ý - Báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì ?

Hãy viết chi tiết giúp Giaibaitap.me

Bài giải mới nhất

Bài giải mới nhất các môn khác