* Luyện từ và câu:
Câu 1 trang 108: Giới thiệu một lễ (hoặc hội) mà em biết
Phương pháp:
Em dựa vào hiểu biết của bản thân để hoàn thành bài tập.
Trả lời:
Tên lễ hội (hoặc hội) |
Địa điểm tổ chức lễ hội (hoặc hội) |
Các hoạt động trong lễ hội (hoặc hội) |
Hội Lim |
Bắc Ninh |
Lễ rước, lễ tế, hát hội, giao lưu văn nghệ, quan họ, các trò chơi dân gian,... |
Lễ Đèo Nhông – Dương liễu |
Bình Định |
dâng hương, Đánh trống khai mạc, múa lân dâng hương, dâng hoa vốn là truyền thống của lễ hội... |
Hội Gióng |
Sóc Sơn |
Dâng hương, lễ rước voi, tắm tượng, các trò chơi dân gian,... |
Câu 2 trang 109: Viết một câu hỏi và một câu trả lời về lễ hội (hoặc hội), trong đó có dùng dấu gạch ngang.
Phương pháp:
Em suy nghĩ và dựa vào kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
Trả lời:
A hỏi:
- Hội Lim diễn ra vào dịp nào hàng năm?
B trả lời:
- Được tổ chức vào ngày 13 tháng giêng hàng năm.
Câu 3 trang 109: Nêu công dụng của dấu ngoặc kép và dấu gạch ngang trong đoạn văn dưới đây:
Phương pháp:
Em đọc đoạn văn và dựa vào ngữ cảnh trong đoạn văn để nêu công dụng của các dấu.
Trả lời:
Công dụng dấu ngoặc kép là: Đánh dấu phần trích dẫn lời người khác
Công dụng dấu gạch ngang là: Dấu gạch ngang để đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
Câu 4 trang 109: Chọn dấu câu thích hợp để đánh dấu lời thoại của nhân vật trong đoạn văn dưới đây:
Hồi ấy, giặc cho hàng trăm tàu lớn tiến vào cửa biển nước ta. Vua Trần Nhân Tông mong tìm được người tài giỏi giúp đánh lui giặc dữ. Yết kiêu đến gặp vua và nói: Tôi tuy tài hèn sức yếu nhưng cũng quyết cho lũ chúng nó vào bụng cá. Vua hỏi: Nhà người cần bao nhiêu người, bao nhiều thuyền? Yết Kiêu đáp: Một mình tôi cũng có thể đương đầu với chúng.
(Theo Truyện cổ dân gian Việt Nam)
Phương pháp:
Em đọc đoạn văn và lựa chọn dấu câu phù hợp.
Trả lời:
Hồi ấy, giặc cho hàng trăm tàu lớn tiến vào cửa biển nước ta. Vua Trần Nhân Tông mong tìm được người tài giỏi giúp đánh lui giặc dữ. Yết kiêu đến gặp vua và nói: “Tôi tuy tài hèn sức yếu nhưng cũng quyết cho lũ chúng nó vào bụng cá”. Vua hỏi: “Nhà người cần bao nhiêu người, bao nhiều thuyền?” Yết Kiêu đáp: “Một mình tôi cũng có thể đương đầu với chúng.”.
* Luyện viết đoạn:
Câu 1 trang 109: Viết đoạn văn về một nhân vật trong câu chuyện đã nghe, đã đọc
Phương pháp:
Em nhớ lại những câu chuyện đã đọc, đã nghe và dựa vào gợi ý để hoàn thành bài tập.
Trả lời:
Nhân vật em muốn kể sau đây là tuổi thơ của rất nhiều bạn nhỏ, đó chính là chú mèo máy Doraemon. Doraemon là nhân vật chính trong bộ truyện tranh cùng tên của họa sĩ người Nhật Bản Fujiko F. Fujio. Mèo máy Doraemon là một nhân vật rất tốt bụng, khi cần sẽ sử dụng bảo bối của mình để giúp đỡ mọi người xung quanh. Đặc biệt mèo máy có một tình bạn vô cùng cao đẹp với Nobita- một cậu bé ngốc nghếch. Họ luôn đi cùng nhau, luôn tâm sự, giúp đỡ nhau mọi lúc mọi nơi. Đó là thứ tình cảm vô cùng trong sáng mà bất cứ ai cũng cảm thấy thật ao ước và ngưỡng mộ.
Câu 2 trang 109: Trao đổi bài làm trong nhóm để góp ý và sửa lỗi. Bình chọn các đoạn văn hay.
Phương pháp:
Em thực hiện trao đổi cùng các bạn.
Trả lời:
Học sinh chia sẻ đoạn văn vừa viết với các bạn cùng lớp và chỉnh sửa góp ý cho nhau.
Giaibaitap.me